July 1, 2020

Nhà họat động dân chủ Hong Kong Tiffany Yuen (choàng khăn nâu). Ảnh: FB Tiffany Yuen

Đấu tranh hay im lặng chấp nhận

Không ai có thể dự đoán liệu sóng thần sẽ đến và khi nào bình minh sẽ đến. Nhưng Hong Kong đã thực sự bước vào đêm tối nhất.

Tôi không thể coi thường bóng tối này bởi vì cái mà nó sắp lấy là sự tự do, tương lai và thậm chí là cuộc sống.

Nhưng như tôi đã nói tại diễn đàn chính, tôi tin rằng không chỉ tôi, mà mỗi chúng ta, sẵn sàng đứng ở bất kỳ vị trí nào. Nếu ai đó ngã, sẽ có người tiếp bước đi tiếp.

Mặt trời mọc trên sông Mekong ở ngoại ô Phnom Penh vào ngày 1 tháng 6 năm 2020. Ảnh: AFP

Hãy cứu sông Mekong trước mối nguy to lớn

ArcGIS, một hệ thống thông tin địa lý được duy trì bởi Viện Nghiên Cứu Hệ Thống Môi Trường [Environmental Systems Research Institute] tiết lộ rằng, ước tính 1,7 triệu người đã rời khỏi đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam trong thập kỷ qua. Trong khi đó, khoảng 14,5% cư dân của đồng bằng Cửu Long đã di cư để thoát khỏi biến đổi khí hậu. Nghèo đói cũng là một yếu tố góp phần lớn cho việc rời khỏi khu vực.

#ChungTayCứuSôngCửuLong

Hội Nghị Cấp Cao ASEAN kỳ 36 tại Hà Nội họp trực tuyến hôm 26 Tháng Sáu, 2020, để tránh dịch COVID-19. Ảnh: Luong Thai Linh/AFP via Getty Images

Biển Đông: Vì sao ASEAN đổi lập trường?

Trong một diễn biến bất ngờ, các quốc gia trong Hiệp Hội Đông Nam Á (ASEAN) vừa đưa ra một tuyên bố chung đáng chú ý, rằng mọi tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam, trong khi Trung Quốc gọi là Biển Nam Hải) phải được giải quyết trên căn bản Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa bị CSVN bắt giữ gần đây. Hàng trên, từ trái: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn; hàng trên, từ trái: Phạm Chí Thành, Trần Đức Thạch, Đinh Thị Thu Thủy. Ảnh: HRW

CSVN “quảng cáo” cho Hội thảo đàn áp tự do ngôn luận

Ngày 26 tháng Sáu, 2020 vừa qua, trước những hành động bắt bớ, khủng bố trắng trợn của an ninh CSVN nhắm vào những người cầm bút, Đảng Việt Tân đã tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến về sự kiện CSVN gia tăng đàn áp tự do ngôn luận trong lúc thế giới đang bận tâm đối phó dịch COVID 19.

Do bị “rọi đèn” bất ngờ, ngay lập tức qua trang mạng canhco.net, Ban Tuyên Giáo Trung Ương đã dùng một bài báo ký tên Hải Anh để bào chữa và giải độc cho Bộ Công An.

Ông Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: AP

Những “thiên tài” AQ

Đến thời ông Phúc làm thủ tướng, đặt ra cái mục tiêu “hùng cường,” “nước có thu nhập cao” tới năm 2045. Chẳng biết những khái niệm mới lạ này có những tiêu chí, nội hàm ra làm sao? “Thu nhập cao” là cao so với thế giới, khu vực hay là “cao” so với cái mốc GDP/đầu người chưa tới 2600 USD hiện tại? Để rồi đến cái mốc thời gian đó, lại có một ông Tổng-Tịch “tự sướng” với thành tựu vĩ đại của đảng “đã bao giờ có được vị thế như hôm nay”?