October 21, 2020

Từ phòng vệ – ứng cứu thiên tai, nhìn chuẩn bị – trấn áp biểu tình

Chưa bao giờ người Việt nghe hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đề cập đến việc phát triển lực lượng tìm kiếm – cứu nạn, đầu tư thích đáng cho các phương tiện phòng ngừa, đối phó, giảm nhẹ hậu quả của thiên tai. Tuy nhiên nguyên nhân không phải do nghèo! Ngoài chuyện dồn nội lực quốc gia vào những dự án minh họa cho định hướng xã hội chủ nghĩa, những công trình để tri ân và ca ngợi bác, đảng, phần còn lại của nội lực quốc gia được rót hết cho công an, nâng cao năng lực giải tán biểu tình, dập tắt phản kháng!

Khu vực sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Kinh tế & Đô Thị

Bài học từ thảm kịch tại thủy điện Rào Trăng 3

Qua vụ tai nạn Rào Trăng 3, vấn đề không chỉ đơn giản là phá hoại môi trường vì xây dựng thủy điện mà quan trọng là chính hệ thống chính trị độc tài đã dung túng cho một thiểu số quan chức địa phương – như những tên sứ quân, cấu kết với một tay tư bản đỏ khai thác những dự án dưới danh nghĩa “phát triển đất nước” nhưng thực tế là đang tàn phá đất nước và xã hội.

TNLT Lê Đình Lượng tuyệt thực trong tù để đòi quyền được sống xứng đáng

Ông Lê Đình Lượng là một cựu chiến binh, từng tham gia trong cuộc chiến Trung-Việt 1979–1991. Sau khi giải ngũ, ông trở thành một doanh nhân có đóng góp lớn cho nhân dân địa phương. Chỉ vì khát khao lý tưởng canh tân, thay đổi xã hội, làm cho Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn mà ông bị cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79, Bộ Luật Hình Sự năm 1999 với bản án 20 năm tù giam.

Ngày 11/10/2020 ông Lê Đình Lượng bắt đầu tuyệt thực tại trại giam Nam Hà nhằm đấu tranh đòi quyền được sinh hoạt tôn giáo, phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường toàn khu vực trại giam Nam Hà ảnh hưởng đến sức khỏe của tù nhân,…