July 7, 2021

45% polysilicon trên thế giới được sản xuất tại Tân Cương, Trung Quốc. Nguyên liệu chính của pin mặt trời rất có thể thấm nhiều mồ hôi và máu người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh minh họa. © Wikipedia

Mỹ trừng phạt các công ty ở Tân Cương: Giữa kỳ vọng nhân quyền và thực lực kinh tế

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden chủ trương gây áp lực mạnh với Trung Quốc trong lĩnh vực nhân quyền. Xâm phạm nhân quyền trầm trọng tại vùng Tân Cương, đặc biệt với chính sách hủy diệt có hệ thống sắc tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, theo cáo buộc của giới bảo vệ nhân quyền, là hồ sơ nhức nhối hàng đầu.

Ngày 23/06/2021, chính quyền Mỹ ban hành một loạt các biện pháp trừng phạt nhắm vào một số công ty Trung Quốc liên quan đến pin mặt trời hoạt động tại Tân Cương, bị cáo buộc “cưỡng bức lao động.” Đây được coi là loạt trừng phạt đáng kể đầu tiên nhắm vào ngành công nghiệp điện mặt trời của Trung Quốc, vì các xâm phạm nhân quyền. Loạt trừng phạt này cụ thể ra sao? Đâu là các giới hạn?

Mạng xã hội xuất hiện nhiều status, bài viết đăng tranh cãi chuyện đoàn Hải Dương trong đó có hơn 300 sinh viên y khoa vào hỗ trợ TP.HCM chống dịch Covid-19. Ảnh chụp báo Thanh Niên

Vụ đưa 300 sinh viên y khoa Hải Dương vào “giải phóng” dịch Covid-19 tại Thành Hồ

Tính đến nay, dịch đã lây lan tại 306/312 phường, xã và thị trấn trong Thành Hồ, với gần 9.000 ca nhiễm trong vòng 1 tháng, đặt người dân TP.HCM rơi vào tình thế bất an hơn bao giờ hết. Sự bất an này đến từ nhiều lý do: Bao giờ trở lại cuộc sống bình thường; bao giờ được chích vaccine phòng ngừa; bao giờ được gói cứu trợ từ chính quyền theo như lời hứa; bao giờ không còn nghe những tuyên truyền giả dối, phóng đại “về cơ bản, dịch đã được khống chế!”

Chính trong tâm trạng bất an đó, đáng lý ra người dân Sài Gòn phải coi sự kiện một đoàn y tế tình nguyện từ tỉnh Hải Dương vào giúp sức chống Covid-19 là chuyện bình thường; nhưng nhiều người đã có phản ứng bực bội và khó chịu.