August 11, 2021

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng nhận định những tệ hại của vụ tin giả “bác sĩ Khoa”

Tính cho đến ngày 9 tháng Tám, Việt Nam có gần 220 ngàn người bị nhiễm virus Corona và 3.757 người tử vong vì Covid-19. Sau hơn 2 tháng giãn cách xã hội, Sài Gòn vẫn là tâm dịch với gần 126 ngàn người bị nhiễm virus và hơn 80% người tử vong là ở Sài Gòn.

Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần nhà giáo Phạm Minh Hoàng tiếp tục chia sẻ những sự kiện liên quan đến diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Từng đoàn người di tản về quê lánh dịch Covid-19. Ảnh chụp Youtube Việt Tân

Tôi cố bám lấy đất nước tôi

Xóm trọ Pouchen nơi tôi ở, hàng vạn người bị mất việc từ những đợt dịch thứ 2, thứ 3, lay lắt bám đất Saigon hy vọng dịch giã rồi cũng qua, công ty sẽ gọi họ lại làm việc. Nhưng càng đợi, càng hy vọng thì càng vô vọng. Người quay ra chạy xe ôm, phu hồ, người bán mớ rau con cá, vé số, ve chai… Nhưng rồi, khi cơn dịch lần thứ 4 tới, thì không ai còn công việc gì nữa. Nắm gạo cuối cùng nhiều người đã ăn từ tháng trước. Mọi người đắp đổi cho nhau từng nắm rau, bát gạo, gói mì. Rồi thì tất cả cũng hết!

Người dân xếp hàng dài ở UBND phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội chiều 9/8 để xin xác nhận giấy đi đường, tăng nguy cơ lây nhiễm. Ảnh: Vnexpress

Hà Nội cần phòng chống dịch Covid-19 bằng khoa học và công nghệ, không bằng duy ý chí

Ông Chu Ngọc Anh, chủ tịch Hà Nội hiện nay, trước đó là bộ trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ. Nhưng khi lãnh đạo cuộc chiến chống đại dịch Covid tại Hà Nội, có vẻ ông không dựa vào khoa học và công nghệ. Tôi xin dẫn chứng:

Hôm qua, 9/8, Hà Nội buộc những người (được đi làm theo Chi Thị 16) phải có giấy đi đường do cấp phường cấp, khiến trụ sở UBND phường và những địa điểm kiểm soát đi lại thành nơi tập trung đông người, trái với nguyên tắc 5K mà Bộ Y Tế và chính phủ yêu cầu. Chưa kể Hà Nội yêu cầu nhiều loại giấy tờ mà người đi đường phải mang, đương nhiên khiến kiểm tra càng kéo dài, càng ách tắc…

Người dân xếp hàng dài chờ nộp hồ sơ xin xác nhận Giấy đi đường tại phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chiều nay, 9/8/2021. Ảnh: Báo Thanh Niên

Vụ “Giấy Đi Đường” bộc lộ chất lượng bộ máy quản lý hành chính

Sau phản ứng rộng khắp của dư luận thì chỉ sau một ngày thực hiện chính sách về Giấy Đi Đường đã phải sửa lại.

Điều này cho thấy chính sách ban hành thiếu khả năng dự liệu, không phù hợp với thực tiễn, cho thấy người soạn thảo ban hành quan liêu không thấu hiểu đời sống.

Sự việc này một lần nữa cho thấy vấn đề về năng lực quản lý hành chính.