September 19, 2021

Dự án “Công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng” ở Nghệ An gặp nhiều khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Ảnh: Báo Nông Nghiệp

Nghệ An: Khuất tất trong dự án nghĩa trang và lò thiêu gần khu dân cư

Vào đêm ngày 12/9, hàng trăm người ở xóm Phúc Điền, tỉnh Nghệ An, kéo nhau đến một điểm cao trên núi Đại Huệ yêu cầu Công ty Hợp Lực ngưng ngay việc xây khu nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng với một lò thiêu trong đó.

“Nói chung cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình, không bạo lực. Sau đó chủ đầu tư có bảo đây là chỉ đạo của tỉnh, chủ tịch tỉnh ký duyệt. Nói thật, dân đa số 70 – 80% là phản đối việc làm ảnh hưởng môi trường và cảnh quan sinh thái. Mới một mỏ đá mà suốt ngày bụi bẩn, giờ còn cái nghĩa trang và lò thiêu về đây thì dân còn khổ thế nào nữa.” (Một người dân Nghệ An trả lời phỏng vấn của Đài RFA)

Người dân Sài Gòn xếp hàng dài chờ lấy mẫu xét nghiệm để có giấy thông hành vào tháng 7/2021. Ảnh: Zing News

Nguyên tắc chống dịch tốt nhất: Dân chịu gì, quan phải chịu nấy

Rõ ràng các biện pháp chống dịch cực đoan của chính quyền đã khiến tình hình tồi tệ lại càng tồi tệ thêm.

Vì sao bất chấp những cảnh báo, phản đối và sự thống khổ của người dân trong suốt một thời gian dài, các nhà lãnh đạo của đất nước vẫn liên tục phất cờ hiệu triệu phải chống dịch “quyết liệt,” “quyết liệt hơn,” “quyết liệt hơn nữa?”

Lý do có rất nhiều, nhưng điều dễ thấy nhất là những người cầm quyền ở Việt Nam không phải chịu trách nhiệm và hậu quả gì với những chính sách họ đưa ra. Nói cách khác, các quan chức lãnh đạo của đất nước “miễn dịch” với những quyết định của chính mình.

GS Nguyễn Văn Tuấn lý giải vì sao xét nghiệm đại trà không mang lại hiệu quả. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Tại sao xét nghiệm đại trà không đem lại hiệu quả?

Câu trả lời là (a) phương pháp xét nghiệm sẽ cho ra kết quả âm tính giả và dương tính giả; (b) chi phí cao; và (c) hiệu quả kinh tế – y tế thấp. Cái note này giải thích 3 nguyên do đó, và đề nghị một phương án xét nghiệm khác mà tôi gọi là ‘focus screening.’