December 1, 2022

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất chính phủ mua lại 9 dự án BOT thua lỗ trị giá lên đến hơn nửa tỷ đô-la

Doanh nghiệp BOT thua lỗ, sao người dân phải gánh thay

Ngày 24/11, báo Công An Nhân Dân đưa tin “Lại thêm doanh nghiệp muốn bán lại các dự án BOT về Bộ Giao thông Vận tải.”  Trước đây, bộ nầy cũng đã đề xuất mua lại 8 dự án BOT thua lỗ với số tiền lên đến 13.115 tỷ đồng (hơn 500 triệu USD). Mang tiếng là bán lại cho Bộ GTVT, nhưng thực chất vẫn là lấy tiền thuế của dân ra mà mua lại các dự án BOT thua lỗ mà thôi.

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông vay của Trung Quốc 400 triệu USD năm 2008, đến năm 2016, vay của Trung Quốc tăng lên 669 triệu USD, do bị đội vốn. Ảnh: AFP

Sau Cát Linh-Hà Đông, Hà Nội sẽ lại nhờ Trung Quốc làm đường sắt

Đó là dự án tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, trải dài từ biên giới phía bắc Việt Nam đi qua một trong những cảng biển lớn nhất nước. Dự án này một lần nữa được nhắc đến vào chuyến thăm Bắc Kinh mới đây của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tin cho biết ông Trọng đã thúc giục việc hoàn thành sớm việc đánh giá dự án đường sắt tiêu chuẩn như một phần trong nỗ lực chung thắt chặt mối hữu nghị Việt Trung.

Sinh viên Đài Loan dán mấy tờ giấy A4 lên tường bày tỏ ủng hộ phong trào biểu tình bên Trung Quốc. Ảnh: FB Nguyễn Trường Sơn

“Lo mà học, đừng quan tâm đến chính trị”

Trong nhiều video quay lại các cuộc biểu tình ở Trung Quốc thì có một đoạn video ngắn khiến tôi chú ý. Hai bạn sinh viên trẻ, một nam một nữ, tham gia biểu tình và được hỏi vì sao họ có mặt ở đó. “Vì đây là nghĩa vụ của tôi,” cả hai đáp.

Đến đây thì tôi nhận ra giới trẻ Trung Quốc đã đi trước các bạn cùng thế hệ ở Việt Nam rất nhiều.

Thậm chí nội dung của các cuộc biểu tình cũng cho thấy sự trưởng thành về mặt chính trị của thế hệ trẻ Trung Quốc.