32 nhà hoạt động nhân quyền, dân cử và tổ chức phi chính phủ gởi thư ngỏ kêu gọi CSVN trả tự do cho ông Châu Văn Khảm

Công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm, một thành viên đảng Việt Tân tại Úc bị CSVN bắt giữ tháng Giêng, 2019 và kết án tù 12 năm với cáo buộc "tài trợ khủng bố." Ảnh: The Guardian/ HRW/ EPA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một thư ngỏ gửi thủ tướng Việt Nam hôm 24 tháng Giêng 2023, các nhà hoạt động nhân quyền, các dân cử và NGOs trên khắp thế giới kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho nhà hoạt động người Úc gốc Việt Châu Văn Khảm và tôn trọng các khuyến nghị của Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention – UNWGAD).

Dưới đây là nguyên văn thư ngỏ.

(Nguyên bản Anh ngữ – xem ở đây dạng PDF)

Ngày 24 tháng Giêng năm 2023

Thủ Tướng Phạm Minh Chính
Nước CHXHCN Việt Nam
16 Lê Hồng Phong
Ba Đình
Hà Nội, Việt Nam

V/v Kêu gọi trả tự do cho ông Châu Văn Khảm

Kính gửi Thủ Tướng Phạm Minh Chính:

Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc giam giữ tùy tiện đối với ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc bị giam cầm tại Việt Nam trong bốn năm qua.

Ông Khảm bị bắt vào ngày 13 tháng Giêng năm 2019 khi đang ở Việt Nam, nơi ông đã gặp gỡ giới xã hội dân sự địa phương. Việc bắt giữ ông diễn ra chỉ vài ngày trước khi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tổ chức cuộc Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát UPR về thành tích nhân quyền của nước CHXHCN Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Viễn và ông Trần Văn Quyền ‒ hai nhà hoạt động nhân quyền khác và là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ ‒ đã bị bắt vì có liên hệ với ông Khảm. Cả ba người đã bị kết án từ 10 đến 12 năm tù với cáo buộc “khủng bố.”

Cả ba người đều là những nhà hoạt động ôn hòa. Nhà cầm quyền Việt Nam đã không đưa ra một bằng chứng cụ thể nào cho thấy những người này tham gia vào bất kỳ hoạt động khủng bố nào.

Theo phán quyết của Nhóm Công Tác về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) công bố vào ngày 7 tháng 6 năm 2022, việc bắt giữ và giam giữ ông Châu Văn Khảm “thiếu cơ sở pháp lý và do đó là tùy tiện.” Nhóm Công Tác của Liên Hiệp Quốc kết luận rằng việc giam giữ ông Kham “là hệ quả của việc ông thực hiện ôn hòa quyền tự do lương tâm và niềm tin, tự do quan điểm và biểu đạt, cũng như quyền tham gia công việc công chúng.” Việc giam giữ này đi ngược lại với Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Ngoài ra, Nhóm Công Tác xác định rằng quyền được xét xử công bằng và đúng thủ tục hợp pháp của ông Khảm cũng bị vi phạm.

Nhóm Công Tác còn cho rằng việc ông Châu Văn Khảm chỉ có liên kết với tổ chức ôn hòa Việt Tân không thể được dùng để biện minh cho việc giam giữ ông. Nhóm cũng nhắc lại là Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc xem Việt Tân là một tổ chức ôn hòa, hợp pháp với mục tiêu cổ võ dân chủ hóa.

Là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, nước CHXHCN Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.

Vì thế, chúng tôi cùng chung tiếng nói kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy tôn trọng các công ước quốc tế về nhân quyền bằng cách trả tự do ngay lập tức cho ông Châu Văn Khảm. Chỗ ở của ông không phải là ở tù mà phải là với gia đình tại Úc, đặc biệt trong dịp Tết này.

Trân trọng,

  1. Ms. Saskia Bricmont, Member of the European Parliament
  2. Mr. Sébastien Desfayes, Member of the Geneva Parliament, Chairman of the Swiss-Vietnam Committee (Cosunam)
  3. Hon. Judy A. Sgro, Member of Parliament, Chair International Trade, Former Minister of Citizenship and Immigration, Canada
  4. Ms. Cécile Auriol, ACAT Belgium
  5. Mr. Pascal Zohoun, President of ACAT Benin
  6. Mr. Gomdaogo Francis Alex Ilboudo, President of ACAT Burkina Faso
  7. Me. Armel NIYONGERE, ACAT Burundi
  8. Ms. Sylvie Lavigne, ACAT Canada
  9. Mr. Bernard Katumba, ACAT Democratic Republic of Congo
  10. Ms. Nathalie SEFF, Executive Director ACAT-France
  11. Mr. Christoph Schürhaus, ACAT Germany
  12. Ms. Ivy Florence Ayivor-Vieira, ACAT Ghana
  13. Mr. Massimo Corti, ACAT Italia
  14. Mr. Dale Nikke Tokpah, President of ACAT Liberia
  15. Ms. Christina Fabian, President of ACAT Luxemburg
  16. Ms. Ericka Razakanirahina, ACAT Madagascar
  17. Mr. Jean Christophe Konate, ACAT Mali
  18. Mr. Emili Chalaux, President of ACAT Spain-Catalonia
  19. Ms. Bettina Ryser Ndeye, Secretary General, ACAT-Switzerland
  20. Mr. Jean-Daniel Vigny, Swiss member of the International Board of the FIACAT
  21. Mr. Nguyen Van Dai, Chairman, Brotherhood for Democracy
  22. Ms. Doreen Chen, Executive Director, Destination Justice
  23. Mr. Duy Hoang, Executive Director, Viet Tan
  24. Dr. Alan Lowenthal, former Member of the U.S. House of Representatives
  25. Mr. Frank Heinrich, former member of the German Parliament
  26. Mr. Martin Patzelt, former member of the German Parliament
  27. Dr. Jörg Breitmaier, Hospital director
  28. Fr. Ansgar Hohmann, Scientific researcher
  29. Prof. Dr. Walter Motsch
  30. Prof. Dr. Johannes Kals
  31. Prof. Dr. Stephan Grüne
  32. Dr. Christoph Kohl, Cathedral Chaplain

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.