4 xu hướng vận động dân chủ hóa Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiến sĩ Benedict J. Tria Kerkvliet, giáo sư nghiên cứu về các vấn đề chính trị tại Á Châu, hiện đang sống và giảng dạy tại đại học Hawaii vừa công bố một tiểu luận ngắn “Vietnam’s democratisation movement” (các xu hướng dân chủ hóa Việt Nam) trên trang nhà East Asia Forum hôm 1/5/2015.

Là một người am tường các diễn biến chính trị tại Việt Nam, Tiến sĩ Benedict cho rằng từ năm 1990 đến nay, những cuộc tranh đấu dưới hình thức cá nhân, nhóm, tổ chức tại Việt Nam đa số tập trung vào 4 xu hướng:

1/ Chế độ CSVN sẽ phải tự cứu chính họ bằng cách chấp nhận bối cảnh sinh hoạt dân chủ khi mà tình trạng tham nhũng tồi tệ và những yếu kém khác ngày một đe đọa sự tồn vong của họ. Xu hướng này dựa trên quan điểm cho là CSVN xác định chủ quyền thuộc về dân và Hiến pháp đã thừa nhận quyền con người và quyền bầu cử.

2/ Phải đấu tranh chấm dứt sự cai trị của chế độ CSVN một cách toàn diện để thiết lập một thể chế chính trị đa đảng thì Việt Nam mới có thể phát triển toàn diện. Xu hướng này dựa trên quan điểm cho là CSVN không có khả năng cải tạo và cần phải được thay thế hoàn toàn.

3/ Không cần phải loại bỏ đảng CSVN mà phải tranh luận với các cơ quan nhà nước để dẹp bỏ những chính sách có hại cho người dân và thúc đẩy những chính sách và cán bộ làm lợi cho quốc gia. Xu hướng này dựa trên quan điểm cho là khi cùng với đảng CSVN nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thì đến lúc nào đó tiến trình dân chủ hóa sẽ diễn ra một cách êm thấm.

4/ Khuyến khích người dân phát triển các đoàn thể xã hội dân sự và qua các diễn đàn này liên kết đấu tranh một cách hợp pháp để phê phán những chính sách sai trái và các cán bộ tham ô, đồng thời thúc đẩy những sự cải cách xã hội. Xu hướng này dựa trên quan điểm cho rằng tiến trình dân chủ đến từ sự ý thức và hiểu biết của từng công dân dám lên tiếng phản biện, lắng nghe người khác và biết thỏa hiệp qua các hoạt động của xã hội dân sự.

Theo tác giả thì những người tham gia vào 4 xu hướng nói trên hiện bị bộ máy an ninh của chế độ CSVN sách nhiễu, thẩm vấn, tạm giữ dưới nhiều hình thức. Dù vậy, theo tác giả thì các xu hướng nói trên vẫn đang phát triển nhưng chưa biết xu hướng nào sẽ là động lực chính của phong trào dân chủ hóa tương lai.

Nếu chúng ta nhìn cuộc đấu tranh hiện nay trên nền tảng “Toàn Dân – Toàn Diện” thì các xu hướng mà Tiến sĩ Benedict J. Tria Kerkvliet đề cập bên trên chỉ là cách phản kháng của từng cá nhân, do vị thế trong xã hội và nhận định của họ.

Những xu hướng đó được coi như là một nỗ lực “nong rộng vòng xích” nhằm bào mòn quyền lực của chế độ CSVN và tăng dần sức mạnh của người dân.

Đến khi sức mạnh của người dân phát triển đa dạng xuyên qua sự lan tỏa của các đoàn thể xã hội dân sự, thì cục diện chính trị tại Việt Nam sẽ không thể nào khác hơn tình hình Tunisia hay Ai Cập vào năm 2011.

Trong tiểu luận, Tiến sĩ Benedict không đề cập đến hai yếu tố mới nhưng vô cùng quan trọng chi phối rất lớn vào 4 xu hướng được đưa ra. Đó là sự phát triển quá nhanh của mạng Facebook tại Việt Nam và vụ giàn khoan HD 981 đã và đang làm thay đổi cục diện chính trị Việt Nam, khi đảng CSVN không còn coi Trung Cộng là chỗ dựa an toàn.

Số người gia nhập vào mạng Facebook tính đến cuối tháng 4/2015 lên đến hơn 30 triệu người, trong đó lứa tuổi từ 15 đến 25 tuổi chiếm 85% đang là tiềm lực thúc đẩy những thay đổi tại Việt Nam.

Trong khi đó, sự loay hoay của lãnh đạo Hà Nội gần đây trong các cuộc thăm viếng Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Châu, Hoa Kỳ, Phi Luật Tân cùng lúc cam kết duy trì mối quan hệ “16 Vàng, 4 Tốt” với Trung Cộng đã cho thấy có sự nhen nhúm xung khắc trong thượng tầng lãnh đạo về hai khuynh hướng: thoát Trung và bám Trung.

Trên bề nổi, CSVN đang cố tạo hình ảnh đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; nhưng tình thế Trung Quốc đang buộc Tập Cận Bình phải bành trướng nhanh ra Biển Đông để giải quyết những xung đột nội bộ từ sau khi xảy ra vụ Bạc Hy Lai, khiến cho lãnh đạo Hà Nội ở vào tình thế vô cùng khó khăn.

Chính những khó khăn này sẽ có lúc đẩy lãnh đạo CSVN rơi vào những chọn lựa sai lầm khiến cho các xu hướng mà Tiến sĩ Benedict phân tích bộc phát thành cơn sóng thần quét sạch mọi tàn tích của chế độ độc tài Cộng sản trong một tương lai không xa.

Lý Thái Hùng
3/5/2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.