40 Năm – Chặng Đường Dài Mà Ý Nghĩa Nhất Của Đời Tôi

Ảnh: Tư liệu của Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ thuở bé, tôi đã được thấm nhuần những trang lịch sử đấu tranh hào hùng để bảo vệ bờ cõi của dân tộc, nên rất hãnh diện mình là con cháu Lý, Lê, Trần… và luôn ước mong được noi theo gương sáng của tiền nhân. Lớn lên trong hoàn cảnh tang thương, đổ nát của cuộc chiến Quốc-Cộng, tôi chán ghét chiến tranh, nhưng cũng hiểu tại sao những người như ông anh cả của tôi lại phải tham gia cuộc chiến để bảo vệ nền tự do của miền Nam Việt Nam. Nhớ lại những dịp được anh chia sẻ về tình cảnh của gia đình và đất nước thời Pháp thuộc, tôi đã cảm nhận sâu xa những khổ nạn của một dân tộc nhược tiểu; và tấm lòng yêu nước của anh tôi, cùng những trang sử Việt, đã là những ảnh hưởng lớn lên tâm hồn và ước mơ của cô em gái nhỏ. Bố tôi mất sớm nên anh đã trở thành “ông tiên nhân ái” trong đời sống của các em.

Nhận được học bổng Colombo để du học Tân Tây Lan (New Zealand) năm 1971, tôi tâm nguyện sẽ quay về nước phục vụ sau khi tốt nghiệp. Không ngờ cuộc chiến chấm dứt năm 1975 đã cắt hẳn con đường về cố quốc của tôi cho tới ngày nay. Học xong, tôi đã sang Mỹ đoàn tụ với gia đình đang tị nạn tại đây để giúp gia đình bắt đầu lại từ hai bàn tay trắng. Ước mơ đóng góp cho quê hương trước đây tưởng như đã tàn lụi vì cảm nhận lúc đó rằng “nước đã mất,” giờ tôi chỉ còn mong ngóng phần gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam vượt biên được đến bến bờ tự do, và tình nguyện giúp đỡ đồng bào tị nạn của mình trong khu vực về những dịch vụ cần thiết hay trở ngại ngôn ngữ.

Nhưng cơ duyên thay đổi cuộc đời đã đến với tôi vào một chiều đầu Xuân năm 1982 tại thành phố Dallas, Texas.

Duyên may – được gặp kháng chiến Việt Nam

Tôi đã được một anh bạn cùng hoạt động trong cộng đồng mời gặp một người khách từ phương xa, nhưng không nói rõ chi tiết mà chỉ cho biết đây là cuộc gặp đặc biệt. Vị đại diện Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN, gọi tắt là Mặt Trận) hôm đó đã chiếu cho chúng tôi xem cuốn video về buổi “Công bố Cương Lĩnh Chính Trị của MTQGTNGPVN” vừa được tổ chức ngày 8 tháng 3, 1982 tại chiến khu.

Một sinh hoạt công chúng của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam tại Nam California, 21/11/1999. Ảnh: Ảnh: Tư liệu của Việt TânMột sinh hoạt công chúng của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam tại Nam California, 21/11/1999. Ảnh: Tư liệu
Một sinh hoạt công chúng của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam tại Nam California, 21/11/1999. Ảnh: Ảnh: Tư liệu của Việt Tân
Cơ sở và Chủ tịch Hoàng Cơ Minh (1985). Ảnh: Tư liệu của Việt Tân
Cơ sở và Chủ tịch Hoàng Cơ Minh (1985). Ảnh: Tư liệu của Việt Tân
Trần Diệu Chân sinh hoạt cùng cơ sở Nhật Bản (1987). Ảnh: Tư liệu của Việt Tân
Trần Diệu Chân sinh hoạt cùng cơ sở Nhật Bản (1987). Ảnh: Tư liệu của Việt Tân

 

Tôi còn nhớ mãi cảm giác linh thiêng và xúc động tràn ngập lúc xem phim. Những trang sử oai hùng như đang được lật lại trước mắt qua hình ảnh của những con người quả cảm, dấn thân đi làm lịch sử trong bối cảnh tan tác của đất nước lúc bấy giờ (1982):

– Hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bị đưa đi lao tù cải tạo, hàng triệu người bị đưa vào những khu rừng thiêng nước độc dưới mỹ từ “vùng kinh tế mới” để tự sống còn, các vụ trấn lột tài sản và bần cùng hóa người dân qua nhiều đợt “đổi tiền” và chính sách kinh tế sai lầm đã đưa cả nước vào tình trạng kiệt quệ, song song là chính sách đe dọa, đàn áp, khiến hàng triệu người Việt đã phải tìm cách vượt biên, vượt biển thoát thân.

– Thế giới tự do có thương xót cho cảnh ngộ của người Việt tị nạn sau năm 1975 cũng đã dần dà mỏi mệt với thời gian. Sự giúp đỡ cưu mang cạn dần; họ trở nên thờ ơ và không còn muốn nhắc đến “nỗi đau” Việt Nam đã khiến trái tim lương tâm của họ nhức nhối sau khi Mỹ bỏ rơi VNCH, mặc cho chế độ Cộng sản Bắc Việt – được Cộng sản Nga, Tàu tiếp sức – xé bỏ Hiệp định Hòa bình Paris 1973 và tiến chiếm toàn bộ miền Nam.

Những con người Việt Nam yêu nước, yêu tự do và nhân bản đã anh dũng đứng lên trong bối cảnh như vậy… trước sự ngoảnh mặt của thế giới và với hai bàn tay trắng.

40 năm sau, cảm giác như có hồn thiêng sông núi hiện về khi xem cuốn phim ghi dấu ngày lịch sử 8/3/1982 vẫn còn rõ nét trong tôi, khi ngồi đây ôn lại đoạn đường dài và ý nghĩa mà mình đã được vinh dự đồng hành cùng các anh chị em chiến hữu, đồng bào khắp bốn phương trời.

Vào thời điểm ấy, như một số đồng hương, tôi vẫn có thành kiến với các hoạt động chính trị. Nhưng tôi đã không ngần ngại gia nhập Mặt Trận khi thấy được con đường lý tưởng và nhân bản mà chiến hữu Chủ tịch Hoàng Cơ Minh và các chiến hữu Tiên Phong đã vạch. Đã qua bốn thập niên mà tôi vẫn luôn cảm kích và biết ơn cơ duyên đã đưa đẩy cho tôi biết đến Mặt Trận, tiền thân của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (gọi tắt là Việt Tân), tổ chức đã gắn liền với cuộc đời tôi như một đại gia đình, trong đó các chiến hữu thân quý của tôi chính là anh chị em ruột thịt.

Con đường nhiều nụ cười và nước mắt

Con đường chúng ta đi qua đã có nhiều lần nhỏ lệ, thương khóc anh em đã hy sinh trên đường tranh đấu hoặc sa vào tay giặc, bị giáng những bản án tù oan nghiệt, bị giặc hành hung, bách hại. Đã có những âu lo, buồn phiền, phẫn nộ khi tổ chức gặp khó khăn, bị hiểu lầm, hàm oan, vu cáo. Nhưng trải qua biết bao thăng trầm của Việt Tân, điều vẫn đầy ắp trong tôi là niềm vui lớn khi anh em ra tù, khi công tác thành công, khi cơ sở hoặc tổ chức gặt hái được những thành quả, đặc biệt là tại quốc nội. Làm sao quên được những dịp anh chị em từ khắp bốn phương trời tụ về, tay bắt mặt mừng trong các buổi đại hội của Việt Tân, những buổi chuyện trò thâu đêm suốt sáng, và những tràng cười không dứt.

Tiến sĩ Trần Diệu Chân cùng đồng bào biểu tình chống Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải tại Seattle, tiểu bang Washington (Hoa Kỳ) ngày 19/6/2005. Buổi họp báo lớn – do ông Phan Văn Khải tổ chức để tuyên truyền với báo giới ngoại quốc nhân chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của một lãnh đạo CSVN từ sau khi bình thường hóa bang giao giữa hai nước, đã bị hủy nửa chừng khi chế độ CSVN bị Mục sư Huỳnh Quốc Bình và TS Trần Diệu Chân đứng lên tố cáo vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Ảnh: Tư liệu của Việt Tân
Tiến sĩ Trần Diệu Chân cùng đồng bào biểu tình chống Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải tại Seattle, tiểu bang Washington (Hoa Kỳ) ngày 19/6/2005. Buổi họp báo lớn – do ông Phan Văn Khải tổ chức để tuyên truyền với báo giới ngoại quốc nhân chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của một lãnh đạo CSVN từ sau khi bình thường hóa bang giao giữa hai nước, đã bị hủy nửa chừng khi chế độ CSVN bị Mục sư Huỳnh Quốc Bình và TS Trần Diệu Chân đứng lên tố cáo vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Ảnh: Tư liệu của Việt Tân

 

Dù không thể cân, đo, đong, đếm, tôi vẫn có thể khẳng định là mình đã được hưởng nhiều nụ cười hơn nước mắt, vui nhiều hơn buồn, nhận nhiều hơn cho trên con đường phục vụ cao cả này. Phải chăng chính khi sống cho người khác, cho đất nước, cho dân tộc, cho một lý tưởng cao đẹp, là lúc chúng ta cảm nhận được ý nghĩa đầy đủ nhất của cuộc sống và thấy mình hạnh phúc? Có lẽ nguyên lý đơn giản này đã là động lực giúp cho các nhà hoạt động vô vụ lợi khắp nơi hiến dâng cả đời mình cho lý tưởng phục vụ, và các chiến hữu Việt Tân của tôi cũng không ngoại lệ.

Có nhiều chiến hữu đã gia nhập tổ chức lúc mái tóc hãy còn xanh, nay đã điểm sương; tuy sức khỏe đã suy yếu, nhưng bầu nhiệt huyết vẫn tràn đầy, nóng bỏng. Có những gia đình chiến hữu gồm đủ anh, chị, em, cha, mẹ, con cái tham gia. Có những gia đình chiến hữu trải dài 3 thế hệ cháu con, dù các em đã lớn lên ở hải ngoại, chưa từng được đặt chân tới mảnh đất quê hương, có em nói tiếng Việt không rành, nhưng vẫn hăng hái dấn thân. Đúng là lòng yêu nước của người Việt đã nằm trong dòng máu, không hề bị thời gian và không gian cách trở làm phai nhạt.

Các chiến hữu ở hải ngoại có rất nhiều người đã hy sinh cơ hội tiến thân, làm giàu, công việc tốt/nhiều tiền, hay cơ hội học lên cao của cá nhân mình để hoạt động cho tổ chức. Có nhiều gia đình Việt Tân mà con cái đã phải sống chật vật hơn để bố, hoặc có khi cả cha mẹ, có thể góp phần cho đại cuộc. Có những chiến hữu bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, đã tình nguyện sống nghèo hơn với chỉ một đầu lương của người phối ngẫu để góp sức vào việc chung. Nhưng đã không ai cảm thấy mình bị thiệt thòi hay phải hy sinh, và có lẽ tấm lòng của họ đã được đền bù nên đa số các con cháu trong đại gia đình Việt Tân đều ngoan ngoãn, thành đạt và biết thương yêu Việt Nam.

Những hy sinh cao cả và đích thực chính là quý chiến hữu đã nằm xuống trên con đường tranh đấu, những chiến hữu Tiên Phong đã xa lìa mái ấm gia đình và từ bỏ đời sống ấm êm ở hải ngoại để về chiến khu bắc nhịp cầu đấu tranh với quốc nội, những chiến hữu hoạt động ở trong nước hay từ hải ngoại về đã bị chế độ độc tài trấn áp, hành hung, tra tấn, cầm tù, tạt acid (át-xít) tới thương tích trầm trọng, cô lập kinh tế để triệt đường sống và trừng phạt con cái họ không được đi học…

Niềm hạnh phúc mà chúng ta được chia sẻ với nhau là:

1. Tình chiến hữu giữa những người cùng chia sẻ lý tưởng đấu tranh cho những điều cao đẹp và lương thiện. Với cơ sở Việt Tân trải dài khắp năm châu, chúng ta đi tới đâu cũng là nhà, dù gặp nhau lần đầu mà tưởng như đã biết nhau từ muôn kiếp, thân thiết như ruột thịt.

2. Niềm vui đem lại ánh sáng hy vọng cho đồng bào mình về một vận hội mới khi Việt Nam thoát ách độc tài, khi nhân quyền và nhân phẩm được phục hồi và mọi người cùng được quyền bắt tay xây dựng lại một xã hội trong sáng, bình đẳng, thăng tiến và nhân ái.

3. Lấy lại niềm tự tin và tự hào dân tộc. Tôi còn nhớ cảm nhận vô vọng và niềm tin sa sút của mình sau năm 1975 khi thấy mình là con dân một đất nước nhược tiểu, bị thế giới bỏ rơi và coi thường khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ, đồng bào tan đàn sẻ nghé, và những con thuyền tị nạn lênh đênh khắp chốn. Tham gia vào Mặt Trận/Việt Tân, tôi đã thấy được những tấm gương can trường, cảm nhận được sức mạnh của tập thể, và hãnh diện với chủ trương “lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản” của tổ chức.

Lời dạy của Thầy (danh hiệu thân quý mà chúng tôi dành cho cố Chủ tịch Hoàng Cơ Minh) đã không bao giờ phai nhạt: “không lệ thuộc vào bất kỳ một cường quốc, chủ thuyết hay thế lực nào; luôn đứng vững trên đôi chân của chính mình để phục vụ cho quyền lợi của dân tộc.” Bài học tôi đã được thấm nhuần từ quý chiến hữu Tiên Phong là ý thức: “tranh thủ sự hậu thuẫn của thế giới chỉ trên căn bản tương quan quyền lợi, và không bao giờ mong chờ sự giúp đỡ một chiều.”

Mặt Trận sinh hoạt với đồng bào và truyền thông tại Nam California, 1999. Ảnh: Tư liệu của Việt Tân
Mặt Trận sinh hoạt với đồng bào và truyền thông tại Nam California, 1999. Ảnh: Tư liệu của Việt Tân
TS Trần Diệu Chân phát biểu trong một sinh hoạt của Mặt Trận với đồng bào và truyền thông tại Nam California, 1999. Ảnh: Tư liệu của Việt Tân
TS Trần Diệu Chân phát biểu trong một sinh hoạt của Mặt Trận với đồng bào và truyền thông tại Nam California, 1999. Ảnh: Tư liệu của Việt Tân

 

Những món quà giá trị cho bản thân

Ngoài khối tình chiến hữu mà tôi đã nhận được trong suốt 40 năm qua và niềm vui lớn được phục vụ cho một lý tưởng cao đẹp, tôi chợt nhận ra là mình đã trở nên “khá hơn” chính mình trước kia rất nhiều. Dẫu bản thân còn nhiều khiếm khuyết, nhưng tôi đã học hỏi được nhiều điều hay và có động lực mạnh để “tu thân”, thậm chí tự canh tân lúc nào không hay. Đây chính là những món quà lớn mà tôi muốn chia sẻ.

1. Cơ hội phát triển cá nhân. Tinh thần đồng đội, sức mạnh tập thể và đức khiêm cung: Nhờ sinh hoạt trong tổ chức mà tôi được có nhiều cơ hội để phát triển khả năng hầu đóng góp vào công cuộc chung. Chính tinh thần dấn thân cao cả của các anh chị em chiến hữu – không nề hà chuyện lớn nhỏ vì mục tiêu chung – đã cho tôi nhận thức được sức mạnh của tập thể, tầm quan trọng của tinh thần đồng đội và đức khiêm cung. Có những chiến hữu – bất kể vị trí quan trọng ngoài đời hoặc bằng cấp tầm cỡ, vẫn vui vẻ kê bàn ghế, dọn dẹp và làm vệ sinh hiện trường sau một buổi tổ chức, lái xe đưa đón khách phương xa, nấu mì gói cho anh em ăn … Không ai cần được nổi tiếng hay kể công đóng góp ít nhiều, hay dở.Cũng trong tinh thần khiêm cung vì đại cuộc này mà chúng ta hết lòng hỗ trợ các hội đoàn bạn một cách âm thầm, không khoa trương hay nhận công trạng.

2. Tinh thần kỷ luật, tự giác và hòa đồng: Tham gia Việt Tân là hoàn toàn tự nguyện với ý thức dấn thân vô vụ lợi, sẵn sàng hy sinh công sức, thì giờ và tiền bạc cá nhân. Nhưng các đảng viên Việt Tân đã vui vẻ tuân hành kỷ luật tự giác, tôn trọng giềng mối cơ chế và quyết định của tập thể, tôn trọng cấp trên trong công việc, nhưng lại rất hòa đồng, bình đẳng và tương kính trong ứng xử và sinh hoạt chung. Coi trọng mọi người, không phân biệt vị trí, học vị, tài năng, mà quý nhau ở tấm lòng phục vụ, ở nhân cách và đức độ.

3. Bớt cái ta để phục vụ cái chung. Nhường nhịn nhau vì cái tình:
Bao dung, tha thứ, mở lòng để “thêm bạn, bớt thù” là châm ngôn hành xử của đảng viên Việt Tân. Mục tiêu miên viễn của Việt Tân là “canh tân con người và canh tân đất nước”. Vì vậy, việc canh tân chính mình phải được thực hiện đầu tiên, đều đặn suốt con đường phục vụ. Có bớt được cái ta/cái tôi thì mới giữ cho Việt Tân được vững mạnh, đem tới sự đoàn kết dân tộc, tạo được sức mạnh tổng hợp để chấm dứt độc tài và xây dựng đất nước. Từ đó, trước những vu cáo phi lý, hoặc đối với những người chưa hiểu mình, đảng viên Việt Tân chỉ chừng mực lên tiếng giải thích và uyển chuyển đối phó, tạo sự thông cảm thay vì nóng giận.

4. Kiên trì đi tới: Trên chặng đường dài 40 năm, Việt Tân đã gặp biết bao thách thức, trải qua biết bao thăng trầm của công cuộc đấu tranh.

Đã có lúc: người đi như thác lũ,
Mà có khi: chỉ còn lác đác bóng người tiến tới cùng ta.

Đó là hình ảnh của Mặt Trận sau biến cố nội bộ 1984. Nhưng đã có những chiến hữu vững vàng trụ lại, đã có những người mới hăng hái tham gia, và tất cả đã kiên trì đi tới, bất kể những giai đoạn khó khăn tột cùng của tổ chức về tài chánh, bị xuyên tạc, hoài nghi do những tấn công của chế độ Hà Nội hoặc kẻ xấu. Và Việt Tân vẫn lừng lững đi lên, tiếp tục đồng hành cùng đồng bào khắp nơi để tiến hành ước mơ chấm dứt độc tài, xây dựng dân chủ và canh tân đất nước.Điều gì đã khiến những đảng viên Việt Tân kiên trì như vậy?

Ngoài niềm tin vững chắc vào sức mạnh quật khởi của dân tộc qua những trang sử hàng nghìn năm Bắc thuộc và Pháp thuộc, vào niềm tin tất thắng của chính nghĩa, của lẽ phải, điều đơn giản giúp tôi vững bước, đó chính là gương hy sinh của những người đi trước, của đồng đội và mục kích những đau khổ vẫn còn tiếp diễn trên quê hương yêu dấu. Tôi tin nhiều chiến hữu của tôi cũng vững chãi vì các động lực này.

Sẽ tiếp tục con đường chính nghĩa

Đó là tâm niệm của tôi và đa số, nếu không nói là của tất cả những tấm lòng Việt Tân. Vì niềm hạnh phúc mà mình đã được cảm nghiệm trên con đường dấn thân. Vì tình thương mình nhận được từ đồng bào và chiến hữu. Vì thấy cuộc đời mình ý nghĩa.

Nêu ra tất cả những điểm son mà mỗi chúng ta đã được học hỏi, trải nghiệm và cố gắng cải thiện chính mình để vươn tới không có nghĩa là các đảng viên Việt Tân đều đã tốt đẹp hay hoàn hảo, mà chỉ để chia sẻ những ý thức về khiếm khuyết và giới hạn của cá nhân cũng như tổ chức, và nỗ lực cải thiện, tu thân, canh tân chính mình trên con đường phục vụ.

Chia sẻ để nhận được sự cảm thông, và hiểu rằng “Việt Tân là một tập hợp của những con người bình thường đang cùng nhau đi làm một việc phi thường.” Do đó, rất cần đến sự tiếp sức và song hành của toàn dân cùng các đoàn thể bạn.

Trải lòng mình hôm nay để chia sẻ với các thế hệ Việt Tân tiếp nối, với đồng bào và thân hữu, mong tạo được niềm cảm thông giữa những người cùng một ước mơ nhưng khác thế hệ, quan điểm, hoặc phương hướng thực hiện, ngay cả những vị bị chi phối bởi những hiểu lầm hay đồn đãi thất thiệt.

Điều mà chúng ta có thể vững tin là có rất nhiều người Việt Nam yêu nước, ai cũng muốn cho dân tộc mình hùng mạnh và sống nhân ái, mọi người đều chán ghét chiến tranh nhưng sẵn sàng tranh đấu ôn hòa cho những giá trị nhân bản, cho lẽ phải và bảo vệ bờ cõi. Những điểm chung này và sự cảm thông sẽ là nhịp cầu đoàn kết để chúng ta cùng nhau đi tới.

TS Trần Diệu Chân sinh hoạt với chiến hữu và đồng bào tại Úc, 2017. Ảnh: Do tác giả cung cấp
TS Trần Diệu Chân sinh hoạt với chiến hữu và đồng bào tại Úc, 2017. Ảnh: Do tác giả cung cấp

 

Tôi nguyện với lòng sẽ cùng với các chiến hữu Việt Tân và đồng bào đi mãi trên con đường phục vụ này cho đến khi không còn có thể vì sức khỏe. Nhưng tôi biết lúc đó sẽ có những thế hệ Việt Tân tiếp nối, vì ước mơ canh tân Việt Nam là miên viễn cho nhu cầu thăng tiến của dân tộc. Cầu chúc cho quý chiến hữu của tôi luôn mạnh khỏe, “chân cứng, đá mềm”, Việt Tân sẽ mãi trường tồn cùng dân tộc. Tương lai tươi sáng của một Việt Nam tự do đang lóe dạng cuối chân trời.

Cảm ơn mái ấm Việt Tân,
Cho tôi hạnh phúc vô ngần bấy lâu,
Chung lòng, góp sức cùng nhau,
Tình chiến hữu mãi một mầu xanh tươi.

Ngày Truyền Thống 9/10/2022

TS Trần Diệu Chân

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”