50 đại biểu ngoài đảng để làm gì?

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ Tịch Quốc Hội CSVN cho biết sẽ "phấn đấu" có đến 50 đại biểu Quốc Hội khóa tới là người ngoài đảng. Ảnh: vnExpress
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam luôn được chế độ tự hào là cơ quan quyền lực cao nhất nước. Cứ mỗi 5 năm, cơ quan lập pháp này được tổ chức bầu lại một lần theo thể thức “đảng cử dân bầu” bất di bất dịch. Ngày 23 tháng Năm, 2021 tới đây, Hà Nội sẽ tổ chức bầu quốc hội khoá 15 thay thế khoá 14 mãn nhiệm ngày 22 tháng Năm, 2021.

Ngày 4 tháng Hai vừa qua, trong Hội Nghị Hiệp Thương lần thứ nhất do Mặt Trận Tổ Quốc tổ chức, Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ Tịch Quốc Hội tuyên bố như một màn quảng cáo trước: “Cơ cấu kết hợp phấn đấu số đại biểu người ngoài đảng là từ 25-50.”

Mọi người đều biết mới đây trước diễn đàn đại hội đảng, Bộ Trưởng Công An Tô Lâm đã nói rằng một trong 3 nguy cơ lớn nhất của chế độ là lực lượng đối lập. Vì thế nên đảng không chấp nhận thể chế đa đảng dẫn đến sự rối loạn xã hội. Quan điểm của đảng CSVN từ trước đến nay cũng không chấp nhận những ai có quan điểm chính trị khác với đảng, bởi đó là nguy cơ làm ung thối trong nội bộ đảng cầm quyền. Những cuộc bắt bớ và xử án thật nặng đối với các nhà hoạt động dân sự ôn hòa từ 2018 đến 2020 đã chứng minh điều đó.

Thế mà bà Kim Ngân Chủ Tịch Quốc Hội cũng là chủ tịch ủy ban bầu cử quốc gia lại phát biểu, trong cuộc bầu cử sắp tới “phấn đấu” để làm sao có từ 25 đến 50 đại biểu là người ngoài đảng. Điều này mang ý nghĩa gì?

Thứ nhất, Quốc Hội CSVN lâu nay tồn tại như một chậu cây cảnh mà đảng sử dụng làm một vật trang trí cho chế độ. Bản thân của quốc hội này cũng chưa hề giữ vai trò lập pháp thông thường trong một quốc gia tam quyền phân lập. Quốc Hội chỉ có nhiệm vụ duy nhất là tích cực giơ tay biểu quyết những dự luật do chính phủ đưa ra mà hầu hết những dự luật này đều do các bộ trong chính phủ soạn thảo.

Vì thế nếu sắp tới đảng, Quốc Hội và Mặt Trận Tổ Quốc có “nỗ lực” để có 50 người không phải là đảng viên vào ngồi trong Quốc ộHi, thì đó phải được coi như những bông hoa cho CSVN trưng bày. Những bông hoa vô hồn này sẽ cho thấy trong bộ máy lập pháp do đảng tạo ra không chỉ có đảng viên mà còn có người bên ngoài cho có vẻ trung dung. Đảng CSVN cũng dùng yếu tố 50 người ngoài đảng để tiếp tục tô đậm câu nói “do dân, vì dân” của một thể chế dân chủ giả hiệu chỉ còn khả năng lừa bịp một số người nhẹ dạ.

Thứ hai, Hà Nội cũng dùng hình ảnh 50 người ngoài đảng khoe với thế giới bên ngoài rằng, tuy Việt Nam không chấp nhận đa đảng, đối lập nhưng sẵn sàng chấp nhận tiếng nói ngoài đảng. Nhưng mọi người đều thừa hiểu tiếng nói ngoài đảng này phải nằm dưới sự kiểm soát của đảng lãnh đạo. Đây là những con chim bị nhốt trong chiếc lồng mang tên quốc hội, lâu lâu được cho phép hót vài tiếng lạ tai để đánh thức những cơn ngủ mê của các ông bà nghị gật.

Thứ ba, lời tuyên bố của bà Kim Ngân thật ra chỉ là màn tuyên truyền rẻ tiền theo kiểu bán thuốc dán trị bá bệnh. Nó chỉ nhằm tạo sự chú ý của dư luận trong mấy tháng tổ chức bầu cử sắp tới mà thôi. Vì qua kết quả của đại hội XIII với sự sắp xếp sẵn để trung ương “bầu” ông Trọng ở lại ghế tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba một cách phản dân chủ, thì người ta thấy rõ cuộc bầu cử quốc hội sắp tới cũng không có gì đáng quan tâm. Người ngoài đảng thì cũng do Mặt Trận và chính quyền cơ cấu trước, nhân dân chưa đi bầu đã biết ai đắc cử.

Chẳng qua bà Ngân sắp mất ghế chủ tịch quốc hội nên phải tuyên bố một vài điều có vẻ mới mẻ nhằm tạo dư luận chú ý. Chắc chắn đảng CSVN không cho phép quốc hội bù nhìn của mình có tới 50 người ngoài đảng như bà Ngân nổ. Vì tuy bị kiểm soát nhưng nếu có 50 người thì số người này có thể tạo ra sự lúng túng cho chế độ, khi Quốc Hội cần biểu quyết một dự luật nào đó mà họ không hài lòng.

Thử nhìn lại Quốc Hội khoá 14 sắp mãn nhiệm, có 21 người không phải là đảng viên đắc cử. Trong đó có 6 chức sắc tôn giáo, 8 người thuộc thành phần sắc tộc thiểu số và 7 người khác. 21 người này trong suốt 5 năm qua chẳng có một hoạt động hay lời nói nào nổi bật mà chỉ đóng vai trò làm kiểng rất đẹp cho một hình thức đoàn kết rẻ tiền của chế độ.

Nói tóm lại, việc tuyên bố sẽ có 50 người ngoài đảng vào quốc hội này chỉ là màn tuyên bố giật gân để tạo sự chú ý. Chứ con số thật sự sẽ không bao giờ có tới 2 con số người ngoài trở thành đại biểu vì đó sẽ là quả bom nổ chậm trong lòng chế độ.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?