Tưởng niệm chiến tranh biên giới với Trung Quốc tại Vị Xuyên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

27-7 -2014

“Nước mắt hòa cùng nước mưa, hàng nghìn người run run thắp từng ngọn nến, cắm từng nén hương trước mộ các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược.”

JPEG - 43.8 kb
Ngày 26 Tháng Bảy, đoàn cán bộ Tỉnh Ủy, ĐBQH, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Hà Giang đã tới dâng vòng hoa, thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên. (Hình: Kiến Thức)

Lần đầu tiên từ khi Việt Nam nối lại bang giao với Trung Quốc năm 1990, người ta thấy một số tờ báo ở Việt Nam đưa tin về lễ tưởng niệm các người lính CSVN đã chết trong cuộc chiến nêu đích danh chống Trung Quốc xâm lược ở vùng núi rừng biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Cuộc chiến khốc liệt kéo dài suốt nhiều năm, từ 1984 đến 1989 ở Hà Giang không hề được công bố các con số thống kê cho biết sự thiệt hại. Chỉ thấy tài liệu viết về cuộc chiến này trên báo điện tử VNExpress ngày 25 Tháng Bảy nói rằng: “Trong năm năm, tỷ lệ thương vong hỏa tuyến cao nhất là sư đoàn 313. Ở sư đoàn này, trung bình mỗi ngày có 3 thương binh, ngày cao nhất là 23 thương binh. Trên toàn mặt trận Vị Xuyên, ngày cao nhất có 820 người bị thương (12 Tháng Bảy, 1984), trong đó chỉ riêng sư đoàn 356 đã có khoảng 600 người hy sinh.”

Nhiều phần, vì thiệt hại quân số quá lớn không thể tái bổ sung kịp thời nên “Năm 1989, sư (đoàn) 356 giải thể” như VNExpress kể.

VNExpress kể rằng: “Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10,000 đến 20,000 quả. Có ngày tới trên 65,000 quả (7 Tháng Giêng, 1987). Trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2.”

Trung Quốc đã xua quân lấn chiếm một số khu vực ở Hà Giang, chiếm giữ những cao điểm 226, 233, 1509, 1030, 772, 685, lấn sâu vào nội địa Việt Nam từ 500 mét đến 2km mà những nơi này diễn ra những trận đánh kinh hoàng suốt nhiều năm.

VNExpress nói rằng: “Đã thành lệ, cứ dịp 27/7 hàng năm, Trung Ương Đoàn và tỉnh Hà Giang lại tổ chức chuỗi hoạt động nhằm tưởng nhớ, tri ân hàng nghìn người lính đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc. 20h ngày 26 Tháng Bảy, lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ được tổ chức tại nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên.”

Suốt 10 năm trời sau cuộc chiến biên giới kéo dài một tháng (từ 7 Tháng Hai, 1979 đến 16 Tháng Ba, 1979) dọc theo 6 tỉnh, các cuộc chiến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn nhưng không được đề cập nhiều trên báo chí tại Việt Nam. Khi hai nước tái lập bang giao thì tin tức bị bưng bít hoàn toàn.

JPEG - 45.2 kb
Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê – Lạng Sơn bị đục bỏ các chữ “Trung Quốc xâm lược” – (Hình: Thanh Niên)

Thậm chí, Tháng Hai, 2011, ký giả báo Thanh Niên có một ký sự đi thăm vùng biên giới từng xảy ra chiến trận với Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn nói bóng gió rằng: “Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia” dựng ở đầu cầu Khánh Khê. Nhưng tấm hình chụp tấm bia kỷ niệm được đưa ra với nhiều chữ bị đục bỏ. Toàn thể nội dung tấm bia là ’Sư đoàn 33 đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược.’”

Tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, hiện chỉ có hơn 1,700 lính CSVN có nấm mộ, trong đó có nhiều nấm mộ bia vô danh. Trong bài viết ngày 25 Tháng Bảy, VNExpress thuật lời một cựu binh tên Nguyễn Văn Kim kể rằng anh là một trong những tân binh vưà mới được huấn luyện căn bản sơ sài “hơn một tháng” là đã bị đẩy ngay ra chiến trường Vị Xuyên vì nhu cầu “cấp bách”.

Ký giả Huy Đức đi thăm vùng biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Lạng Sơn, viết bài ký sự có tựa đề “Tháng Hai Biên Giới” nhân dịp 30 năm cuộc chiến giữa hai nước Cộng Sản anh em, phổ biến trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị ngày 9 Tháng Hai, 2009. Bài viết gồm 2 phần, mới đi được nửa đầu thì bị rút xuống. Ít lâu sau thì ông bị ép “tự nguyện” thôi việc ở tờ báo này, ngồi nhà viết Blog.

Mới ngày 16 Tháng Hai vừa qua, khi nhà cầm quyền Việt Nam biết tin một số người dân tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm các người lính đã hy sinh mạng sống bảo vệ biên giới phía Bắc chống Trung Quốc, một đoàn cán bộ đông đảo đã được huy động tới ca hát, nhảy múa loạn xạ, mục đích là cản trở, mở nhạc thật lớn, quấy rối những người muốn dâng hương, bày tỏ lòng tri ân các anh hùng vệ quốc.

Nay thì người ta thấy báo VNExpress đăng tải thoải mái một loạt mấy bài về cuộc chiến biên giới ở tỉnh Hà Giang và các buổi lễ tưởng niệm, các cuộc thăm viếng nghĩa trang vốn từng bị bỏ hoang phế những năm trước đây. Một số báo khác cũng loan tin về sự kiện kỷ niệm này. (TN)

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.

Con người Việt Tân xưa và nay

Hôm nay cùng nhau ở đây, tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến, cũng là dịp để chúng ta cùng tri ân những người tiên phong, và tri ân nhau trong nỗ lực của mỗi người, với bất cứ khả năng gì và ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời của mình. 

Chúng ta có nhau! 

Sự đồng hành cùng nhau này và cùng với người dân có lý tưởng tại quê nhà, chúng ta không phải là thiểu số, mà là số đông có lương tâm, có tư duy, có sự trong sáng, có khả năng, và nhất là có tấm lòng góp gió thành bão.