Tháng Ba, ngày 14, Việt Nam ơi!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tháng Ba
Mùa Xuân chở mây ra khơi xa
Nước xanh như màu mây ấy
Biển thét gào nỗi đau sống dậy:
64 linh hồn uất nghẹn
Gạc Ma!

Tháng Ba
Tự cổ chí kim chưa thấy bao giờ:
64 người con hy sinh vì Tổ Quốc
Chết cho Nước khỏi sống quỳ sống nhục
Bị biến thành ma!?

Tháng ba
Sao tôi chẳng được quyền kể về các anh?
Lỡ gọi tên có thể là tù tội
Anh dũng hiên ngang bị vùi trong bóng tối
Việt Nam ơi, nhức mỏi đến bao giờ?

Tháng Ba
Nỗi đau Ngày Mười Bốn Tháng Ba
Năm có hai số tận cùng Phát Phát (1988)
Các anh chết để cho ai phát tài, phát nhát?
Phát cả tai ương – dân tộc đoạ đày
Phát cả nỗi căm hờn thành hữu hảo chua cay…

Tháng Ba
Xương cũng hoá thành bùn héo rũ những vòng hoa
Thành mười sáu chữ vàng nhức buốt
Lũ giặc Tàu nghênh ngang cùng lũ chuột
Rứt rỉa đau thương bày tiệc trận cười!

Tháng Ba
Chẳng có cái chết nào có thể hoá phôi pha
Dẫu bạo ngược cường quyền muốn thế
Dẫu cuộc đời ngập chìm dâu bể
Việt Nam ơi, không khiếp sợ, bao giờ!

Tháng Ba
Chúng muốn ta quỳ mỏi gối xin cho
Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt
Các anh đã hy sinh để hôm nay, sự thật
Tổ Quốc biết những gì CÒN – MẤT
Từ những ngọn sóng xanh bầm đỏ căm thù!

Tháng Ba
Nỗi đau ngày đuổi tận mơ đêm
Cả dân tộc nhớ thương bằng tiếng thĩ thầm
Khen kẻ ngoài là chê bên trong dở
Nhắc lại ngày xưa là chê thời nay đó
Thuỷ Hoàng ư? Khép nép tẽn tò…

Tháng Ba
Tôi viết bài ngợi ca người Nhật
Tsunami! Chẳng thèm rơi nước mắt
Bonsai như nửa nụ cười…
Có kẻ chỉnh nhắc rằng, khen ít lại, vừa thôi!

Tháng Ba
Ngày mười bốn, mỗi năm
Người Việt nào cũng khóc
Khóc bởi 24 năm qua không biết chỗ
Các Anh nằm
Khóc bởi biết rằng trong chốn mù tăm
Các anh hiểu hàng triệu người vẫn nhớ!

Tháng Ba,
Không thể gọi là thơ những câu chữ ghép vần
Nhưng tiếng trái tim của muôn người là sự thật
Lịch sử sẽ ghi những dòng tươi sáng nhất
Tên các anh
Mãi mãi rạng ngời
Trong bất khuất Lạc Hồng
Sống mãi, Việt Nam ơi!…

Huế, tháng Ba, 2012.
Hà Văn Thịnh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.