Tưởng niệm cuộc hải chiến Gạc Ma, giới trẻ nghĩ gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thiên Hà thực hiện

Thứ 6 tuần này ngày 14 tháng 3 là ngày Giỗ lần thứ 26 của 64 Chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hy sinh trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

Thưa các bạn, vào những tháng đầu năm 1988 hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam gây nên tình trạng vô cùng căng thẳng ở khu vực này. Trong nỗ lực bảo vệ biển đảo của tổ quốc trước tham vọng xâm lược và bành trướng của Trung Quốc, hải quân nhân dân Việt Nam đã bước đầu ngăn chặn được sự lấn chiếm của hải quân Trung Quốc sang các đảo lân cận. Vào đầu tháng 3 Trung Quốc đã đưa đến đó một lực lượng hùng hậu gồm 12 tàu chiến, trong đó có nhiều tàu hộ tống trang bị đại pháo, và tàu phóng tên lửa.

Đến ngày 14/3 trong lúc 3 tàu vận chuyển và hơn 70 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng và canh giữ chủ quyền biển đạo tại khu vực các đảo Đạt Ma, Cô Lin và Len Đao, thì bị hải quân Trung Quốc bất ngờ tấn công. Chiến sự đã diễn ra ác liệt mặc dù lực lượng chênh lệch, phương tiện vũ khí hạn chế, những người lính Việt Nam đã chiến đấu dũng cảm bảo vệ được chủ quyền của Việt Nam tại các đảo Cô Lin và Len Đao; nhưng Trung Quốc chiếm đảo Đạt Ma từ ngày đó và 64 chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh trong trận chiến này. Cũng kể từ đó lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam không hề nhắc nhở gì đến những anh hùng đã hy sinh trong cuộc chiến đó; thậm chí còn cấm đoán việc tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ đã đổ máu và gửi lại thân xác dưới đáy biển Trường Sa để giữ gìn biển dảo của Việt Nam. Lãnh đạo ĐCSVN có thể quên và phản bội những hy sinh đó, nhưng dân tộc Việt Nam và đặc biệt là giới trẻ sẽ không bao giờ quên.

Trong mục Thế Kỷ Của Chúng Ta hôm nay Thiên Hà mời các bạn cùng Thiên Hà tiếp xúc với một số bạn trẻ ở các địa phương khác nhau để cùng tìm hiểu suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam về vấn đề này. Trước hết mời các bạn nghe ý kiến của bạn Từ Anh Tú ở Hà Nội.

Thiên Hà: Anh Tú có biết về trận chiến ở đảo Gạc Ma của quần đảo Trường Sa không?

Từ Anh Tú: Dạ vâng có biết.

Thiên Hà: Từ đâu mà Anh Tú biết được sự kiện lịch sử này? Anh Tú biết được qua sách báo, qua Internet, hay là người thân, hay là báo chí ở Việt Nam?

Từ Anh Tú: Qua nhiều nguồn thông tin, qua sách báo và internet, và cũng qua nhiều người nói chuyện với nhau.

Thiên Hà: Cảm tưởng của Anh Tú ra sao khi biết về trận chiến này?

Từ Anh Tú: Thực ra, nếu nói về cảm nghĩ thì có nhiều lắm. Có lẽ cảm xúc lớn nhất và đầu tiên là sự phẫn nộ; bất kỳ người Việt Nam nào cũng thế, khi biết được mảnh đất và đảo của chúng ta đã bị Trung Quốc chiếm và những người lính của chúng ta đã bị giết hại một cách dã man như vậy. Đấy là cảm xúc đầu tiên.

Thiên Hà: Hình như là hơn 20 năm qua Thiên Hà được biết là nhà nước không hề nhắc nhở gì đến 64 chiến sĩ đã hy sinh trong việc bảo vệ biển đảo này, và gần đây Trung Quốc phổ biến một video với những hình ảnh đảo Gạc Ma trên YouTube và người ta thấy súng liên thanh của tàu hải quân Trung Quốc bắn và giết những người lính Việt Nam đang đứng dưới biển… không biết Anh Tú đã xem YouTube này chưa ?

Từ Anh Tú: Dạ em đã xem rồi.

Thiên Hà: Cảm tưởng của Anh Tú thế nào khi xem YouTube đó?

Từ Anh Tú: Như em đã nói lúc nãy, cái cảm xúc đầu tiên của em là sự căm phẫn đối với những hành động của Trung Quốc và có một chút đau buồn khi thấy những người con của Việt Nam bị ngã xuống một cách như vậy.

Thiên Hà: Theo lời kể của tám người còn sống sót sau trận Gạc Ma, thì nhiệm vụ của họ là xây dựng; họ chỉ có vài khẩu súng AK của các chiến sĩ hải quân trên các tàu vận chuyển của Việt Nam. Bạn nghĩ thế nào về cách thức bảo vệ biển đảo mà chúng ta thường nghe từ các lãnh đạo ĐCSVN?

Từ Anh Tú: Theo em thì những cách thức bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam còn rất nhiều điều phải nói. Họ không có những biện pháp đúng đắn về việc bảo vệ vùng trời vùng biển Việt Nam. Ngay một việc đơn giản như là nhiều công dân Việt Nam lên tiếng bảo vệ biển đảo của Việt Nam thì đều bị chính quyền tìm cách ngăn cản. Em nghĩ là họ chưa làm đúng chức trách của những người lẽ ra đang ở vị trí lãnh đạo, ở vị trí cầm quyền.

Thiên Hà: Theo Anh Tú thì cách nào mới là đúng đắn với câu nói là bảo vệ biển đảo của Việt Nam?

Từ Anh Tú: Theo em thì trước hết, khi tiến đến vấn đề xa hơn là trang bị vũ khí cho Hải quân Việt Nam thì họ cần phải phổ biến rộng rãi về chủ quyền biển đảo của Việt Nam cho toàn dân, và xa hơn nữa mới là trang bị vũ khí cho hải quân.

Thiên Hà: Gần đây trên mạng của Thanh Niên Luật có đăng bài đạt giải nhất cuộc thi hướng về biển đảo quê hương của sinh viên Thu Thảo, không biết nh Tú có biết đến cuộc thi đó không ?

Từ Anh Tú: Dạ em chưa đọc điều đó.

Thiên Hà: Theo Thiên Hà biết thì trong bài viết đó có một câu nói về quan niệm yêu nước. Nếu như thời phong kiến thì yêu nước là phải gắn liền với trung quân ái quốc, thì ngày nay yêu nước lại gắn liền với lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Thiên Hà nghĩ câu nói này nó lý thú, nhưng mình muốn biết Anh Tú nghĩ thế nào về quan niệm yêu nước này?

Từ Anh Tú: Thực ra thì quan niệm yêu nước này thì sinh viên được giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng hay là trung cấp. Trong quá trình em học tập thì trong quyển về chủ nghĩa xã hội – tức trong bộ môn chủ nghĩa xã hội – có một bài viết họ nói là yêu nước thì phải yêu chủ nghĩa xã hội. Em nghĩ rằng đấy là một quan điểm hết sức sai lầm và lố bịch. Vì yêu nước và chủ nghĩa xã hội không có liên quan gì đến nhau. Tình yêu nước của chúng ta đã có từ hàng ngàn năm nay rồi không cần phải có chủ nghĩa xã hội thì mới là yêu nước. Em nghĩ rằng đó chỉ là một cách tuyên truyền một chiều, nói một cách nôm na thì đó gọi là sự nhồi sọ.

Thiên Hà: Cảm ơn Anh Tú rất nhiều đã cho Thiên Hà dịp này để trò chuyện với Anh Tú và được nghe cảm nghĩ rất chân thật của Anh Tú về trận chiến Gạc Ma.

Thiên Hà: Nhân dịp này Bình Minh cũng đã hỏi ba bạn trẻ ở Nghệ An, và sau đó trao đổi với anh Tuấn hiện đang làm sinh sống tại Hàn Quốc về cùng vấn đề. Các bạn đó đã cho biết như sau:

Bình Minh: Hai chị có biết thông tin gì về vụ việc Gạc Ma không?

Bạn trẻ 1: Dạ không biết.

Bạn trẻ 2: Cái này thì không biết rồi.

Bình Minh: Thế còn bạn Hoài Tô ?

Hoài Tô: Thì có biết qua các trang mạng và báo chí.

Bình Minh: Anh Tuấn có biết thông tin gì về vụ Gạc Ma không?

Tuấn: Anh cũng chỉ biết lơ mơ thôi, không có trang chính thống nào của nhà nước nói về cuộc chiến này; tuy nhiên qua mạng xã hội thì mới bắt đầu tìm hiểu những thông tin này chứ trước đây anh cũng chẳng biết gì. Hỏi mười thì chỉ hai người biết lơ mơ. Chỗ anh đang sống có 9 người nhưng chỉ có 3 người biết về cuộc chiến này thôi. Trong đó có 2 người quân đội thì một người biết và một người không.

Bình Minh: Anh biết thế thì anh có suy nghĩ gì không?

Tuấn: Đây cũng là một cuộc chiến bảo vệ chủ quyền, là một cuộc chiến chính đáng và thuộc về lịch sử, thì cần phải được truyền lại cho thế hệ sau được biết, được rõ ràng. Truyền thông là một chuyện, nhưng theo anh nghĩ sự kiện này cần phải được đưa vào sách vở; anh nghĩ nó thuộc về trách nhiệm của những người điều hành đất nước.

Thiên Hà: Các bạn vừa nghe cuộc trò chuyện của Thiên Hà và Bình Minh với một vài bạn trẻ ở Hà Nội, Nghệ An và Hàn Quốc về trận chiến Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988. Trong mục Thế Kỷ Của Chúng Ta tuần tới mời các bạn cùng Thiên Hà trò chuyện với một bạn trẻ khác về sự hy sinh của các chiến sĩ tại quần đảo Gạc Ma năm 1988. Thiên Hà thân ái chào tạm biệt các bạn và hẹn gặp lại trong chương trình này tuần tới.

Nguồn: RadioCTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.