Biểu tình được hợp pháp hóa tại Miến Điện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

DienDanCTM (Bản tin 24-11-2011)

Miến Điện vừa tiến thêm một bước cải cách trên bước đường dân chủ hóa khi thông qua luật biểu tình, xác nhận người dân được biểu tình ôn hòa.

Luật biểu tình được quốc hội nước này thông qua hôm nay, 24-11-2011, theo đó dân chúng Miến Điện được phép biểu tình với quy định chỉ cần báo trước 5 ngày, và những người biểu tình được phép cầm cờ, và biểu tượng của đảng phái nhưng phải tránh biểu tình tại những cơ sở chính quyền, trường học, bệnh viện, và các đại sứ quán.

Theo lời một dân biểu Miến Điện, có một điều khoản trong dự luật biểu tình là “cấm người biểu tình hô khẩu hiệu”, nhưng đã bị bác bỏ. Sau khi được quốc hội thông qua, luật biểu tình còn chờ được Tổng thống Thein Sein ký phê chuẩn để có hiệu lực.

Trong hàng chục năm qua, các cuộc biểu tình ở nước này đều bị đàn áp. Người ta còn nhớ, cách đây 4 năm, một đợt biểu tình quy mô do các vị sư sãi Miến Điện dẫn đầu, thu hút đến cả trăm ngàn người tham dự trên đường phố Rangoon, đã bị đàn áp đẫm máu với hàng chục người thiệt mạng, và hằng trăm nhà sư bị bắt đến nay vẫn còn bị giam giữ.

JPEG - 59.7 kb
Các nhà sư cùng với người dân Miến Điện biểu tình trên đường phố năm 2007.

Chính quyền mới hiện nay được chuyển giao từ tập đoàn quân sự Miến Điện hồi tháng 3-2011 vừa qua do tổng thống Thein Sein lãnh đạo. Trong những tháng gần đây chính quyền Thein Sein đã có nhiều chuyển hướng chính trị mà người ta đánh giá là đang từng bước dân chủ hóa và đang tìm cách tách dần khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Đó là quyết định cho đình chỉ dự án đập thủy điện do Trung Quốc đầu tư, cùng những động thái liên tiếp sau đó như quyết định trả tự do cho các tù nhân chính trị, tuyên bố “không cần thiết phải duy trì kiểm duyệt thông tin”…, và gần đây nhất là việc chính phủ Thein Sein ký phê chuẩn đạo luật cho dân Miến Điện được tự do thành lập công đoàn và đình công, theo đúng pháp luật. Ngoài ra, giới lãnh đạo mới của Miến Điện cũng đã bắt đầu đối thoại trực tìếp với nhà đối lập Aung San Suu Kyi và cho phép đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà được đăng ký tự do hoạt động trở lại.

Mới hồi tuần trước, một số nhà sư Miến Điện đã biểu tình suốt hai ngày để đòi trả tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị, nhưng lực lượng an ninh cũng đã không can thiệp.

Trong khi đó ở Việt Nam thì vẫn còn đang tranh cãi với nhau là nên hay không nên có luật biểu tình, thậm chí ngay tại quốc hội Việt Nam mới mấy hôm qua, có vị đại biểu Hữu Phước ở đơn vị nào đó còn bảo rằng “biểu tình là nhắm vào chống phá chính phủ”, và “dân trí Việt Nam chưa cao như các quốc gia khác để có thể biểu tình. Vì vậy Việt Nam không cần luật biểu tình….!” Nói như ông, người ta đang đặt câu hỏi “Thế ra dân Việt Nam còn thua trình độ dân Miến Điện nữa hay sao?”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!