Đốt lò ở Đà Nẵng

Hai cựu chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh (trái) và Văn Hữu Chiến (phải) vừa bị Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can và bắt tạm giam hôm 17/4/2018 trong vụ án Vũ "Nhôm" (giữa). Ảnh: Baohaiduong.vn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để chuẩn bị Hội nghị Trung ương 7 khóa 12 dự trù diễn ra trong tháng 5/2018 cho thật xôm tụ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mở tiếp mặt trận Đà Nẵng và chuẩn bị củi cho mặt trận Sài Gòn.

Hội nghị Trung ương 7 cũng là hội nghị giữa nhiệm kỳ mà tầm quan trọng đối với ông Trọng không thể chối cãi. Lần này, trước 200 ủy viên trung ương đảng là dịp cho ông Trọng thi thố tài năng để được mọi người tiếp tục tín nhiệm trong chiếc ghế tổng bí thư đến hết nhiệm kỳ. Thay vì phải ra đi sau 2 năm như một “giải pháp tình thế” lúc lật đổ Nguyễn Tấn Dũng như đã hứa trong đại hội 12, giờ đây ông Trọng âm thầm củng cố quyền hành, ra sức dựng lò đốt củi, dùng chiến dịch chống tham nhũng tạo uy tín. Đồng thời ông cũng không quên đẩy lùi vào bóng tối những nhân vật có thể tranh quyền với ông như Trần Đại Quang và Đinh Thế Huynh.

Trong những ngày qua, dù thường được gọi là Trọng Lú nhưng lần này ông Trọng Lú lại “chơi đẹp” và tỏ ra quyết liệt hơn bao giờ hết. Cùng một lúc ông Trọng ra lệnh truy tố và bắt giam 7 nhân vật cao cấp trong số đó nổi bật nhất là Phan Hữu Tuấn nguyên Trung tướng Tổng cục phó Tổng cục 5 (Tình báo) và 2 cựu chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến.

Tất cả những người này đều có dính líu đến nhân vật đã chết Nguyễn Bá Thanh trong thời gian ông này nắm quyền sinh sát ở Đà Nẵng. Điều này có thể cắt nghĩa tại sao trong một thời gian dài dưới danh nghĩa “kinh tài và phát triển mạng lưới tình báo” cho Tổng cục 5, Thượng tá Phan Văn Anh Vũ có thể dễ dàng tóm thu nhà đất ở những khu vực đắc địa nhất Đà Nẵng. Nói cách khác, Vũ “Nhôm” chỉ là “hình nộm” hay là con “chốt thí” của các thế lực Thành Phố và Tình báo công an cấu kết để hợp thực hóa những tài sản quốc gia qua các dạng hợp đồng mua bán và chuyển nhượng khống… theo “đúng quy trình”.

Ít nhất có 9 dự án, 31 nhà và đất công đã được 2 cựu chủ tịch Đà Nẵng ký quyết định bán cho Vũ “Nhôm” với giá dưới giá thị trường nhiều lần. Cuộc buôn bán này bên ngoài hoàn toàn hợp pháp nhưng cán bộ cộng sản “trong nghề” cũng như người dân thừa biết đó chỉ là trò trao đổi phi pháp của đám lãnh đạo gian manh. Dĩ nhiên một phần “lại quả” không nhỏ đã chạy thẳng vào túi các quan tham Đà Nẵng.

Vũ “Nhôm” đã bị tóm từ Singapore về và cuộc điều tra dẫn đến những cuộc bắt giữ gây xôn xao dư luận gần đây. Nhưng nó không làm người ta quá ngạc nhiên, vì chuyện phải đến đã đến. Đây có thể gọi là vụ “đại án” liên quan đến đến hai đơn vị lớn là TP Đà Nẵng trực thuộc trung ương và Tổng cục 5 của Bộ Công An, một thời là nơi bất khả xâm phạm lấy danh nghĩa “an ninh quốc gia” làm bức màn che cho hoạt động kinh doanh phi pháp.

Vụ án này chắc chắn sẽ ly kỳ hơn vụ án Đinh La Thăng vì nó không chỉ là chuyện gian lận tài chính để ăn chia giữa các anh công chức ở Tập Đoàn Dầu Khí và ngân hàng. Mà kỳ này nó liên hệ đến chuyện “làm lộ bí mật nhà nước” từ tướng tá Tổng cục Tình báo và các viên chức cao cấp của Đà Nẵng, một thành phố được đề cao là đang lên và đáng sống của cả nước.

Mặc dù chưa nhắc đến tên nhân vật Nguyễn Bá Thanh đã chết, nhưng khi xử hai cựu chủ tịch Đà Nẵng ông Trọng không thể nương tay với người Trưởng ban Nội Chính trung ương do chính tay ông cất nhắc. Nhân vật này trong thời gian dài nắm quyền ở Đà Nẵng cũng nhúng chàm không thua ai, nhưng được khéo che đậy bằng những bức màn thanh liêm, chính trực giả tạo.

Không ai quên vụ Cồn Dầu dưới thời Nguyễn Bá Thanh bị bộ máy công an đàn áp, cưỡng bức để chiếm đất khiến hàng ngàn gia đình phải ly tán. Cũng như chuyện ông Thanh lúc là chủ tịch UBND thành phố bị cáo buộc nhận hối lộ trong công trình Cầu Sông Hàn năm 2000 nhưng vụ án bị chìm xuồng.

Nếu ông Trọng dựng lò mà không lôi mấy anh ở Đà Nẵng ra xử thì không thể nào chạm được mấy anh công an ở Tổng Cục 5. Người ta còn nhớ vào đầu tháng 4/2018 Bộ Công an đã giải thể 6 tổng cục, hạ cấp 2 bộ tư lệnh với lý do “sắp xếp lại và làm tinh gọn” các lực lượng của bộ. Dĩ nhiên đây là lệnh của ông Trọng mà lý do chính yếu là ông Trọng muốn xóa hết các Tổng Cục trong Bộ công an để làm lại từ đầu. Vì ngay khi nằm trong đảng ủy Bộ Công an, Tổng bí thư Trọng cũng thất vọng vì không nắm được hết hoạt động của các cơ quan dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của đảng ủy.

Vậy không có gì tốt hơn là xóa bàn cờ do người khác bày sẵn, vì có như thế ông Trọng mới xây dựng lại cơ đồ trong Bộ Công an theo đúng ý mình, chứ không thể để như vậy cho phe ông Dũng và Trần Đại Quang tiếp tục chi phối. Bộ Công an sau khi thanh lọc sẽ là chỗ dựa ngon lành cho tổng bí thư trong việc sắp xếp người kế vị phe mình trong Đại hội 13.

Trước mắt, sau khi Đốt Lò Đà Nẵng ông yên tâm tại vị tới năm 2021 để quay sang tỉa dần thế lực ông Dũng còn sót lại trong Miền Nam. Không phải tự nhiên mà những ngày gần đây rộ lên tin con trai Lê Thanh Hải, Bí thư thành ủy TP. HCM hồi hưu bị kỷ luật “khiển trách” vì tội trai gái có con “không báo cáo tổ chức” nghe rất khôi hài. Và ngay cả người cha cũng được cho là khó thoát lưới của Ủy ban Kiểm tra trung ương trong vụ đất đai dự án Thủ Thiêm gây biết bao oan trái cho người dân.

Vấn đề đặt ra là chiến dịch đốt lò của ông Trọng đã vượt quá tầm tay khi mà “hộp giun” tham nhũng bị mở tung, với những bầy sâu tham ô đang lù lù xuất hiện trước công luận với nhiều đại án… sắp trở thành nhàm chán. Câu hỏi đặt ra là ông Trọng sẽ kéo dài các vụ đốt lò đến bao lâu nữa trong lúc nhu cầu khẩn cấp là khắc phục tình hình khó khăn kinh tế và thiếu hụt ngân sách trầm trọng đe dọa sự bất ổn xã hội?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.