Về Luật đặc khu: Đại họa lớn nhất của thuê đất 99 năm là gì?*

Một phiên thảo luận ở Quốc hội CSVN. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xem VTV tường thuật các vị ĐBQH bảo vệ ý kiến cho người nước ngoài thuê đất 99 năm mà tê tái.

1. So sánh với ai và ai cho thuê đất 99 năm?

Chúng ta tự ca ngợi mình ưu việt, tươi đẹp. Vậy mà khi so sánh lại toàn viện dẫn thí dụ ở các nước chậm phát triển. Không chịu nhìn đến các nước văn minh làm tấm gương mà vươn lên.

Ai cho thuê đất 99 năm? Là Malaysia, Là Thái Lan…  là các nước thuộc khu vực kém phát triển. Không có nước châu Âu, châu Mỹ văn minh nào cho thuê đất 99 năm.

2. Chính sách ưu đãi vượt trội?

Một số vị ĐBQH gào lên ưu đãi vượt trội. Chúng ta tươi đẹp mà! Chúng ta cần cù giỏi giang mà! Các vị sáng suốt mà! Sao mình phải hạ thấp thân phận mà ưu đãi vượt trội cho họ? Sao họ không chịu ưu đãi vượt trội cho mình?

Nếu nói đến vượt trội thì 99 năm cũng chỉ là bằng, chưa vượt trội. Sao các vị không cho thuê hẳn lên 199 năm? 499 năm?… 999 năm?

3. Ai được lợi khi cho thuê đất 99 năm?

Chỉ những kẻ đầu cơ đất, đầu cơ dự án để chuyển nhượng là hưởng lợi nhiều nhất.

Đối với những hãng công nghệ lớn, thời hạn thuê đất 99 năm không phải là yêu cầu ưu tiên vượt trội.

4. Việt Nam có thành “hổ” thành “rồng” khi cho thuê đất 99 năm?

Không.

Samsung đầu tư ở Việt Nam bao lâu rồi mà Việt Nam có học chế tạo được con chip nào không? Hay chỉ gia công vỏ và ốc vít?

Thế mà có vị ĐBQH ngủ mơ, kỳ vọng nhờ đặc khu mà Việt Nam có thể được như Hàn Quốc!

5. Việt Nam có thể hùng mạnh mà không cần đặc khu

Đặc khu là cứu cánh của kẻ yếu, không chịu tự mình vươn lên, mà chỉ ngồi chờ vào đầu tư của người khác.

Đặc khu là biện pháp của kẻ chỉ muốn giàu nhanh nhờ dịch vụ, chủ yếu là đánh bạc, buôn bán, du lịch.

Đặc khu là biện pháp trong giai đoạn phát triển ban đầu của các nước có nền kinh tế phát triển thấp, ở thế kỷ trước.

Đặc khu cũng là biện pháp của kẻ toàn trị, vì bị cô lập nên một mặt muốn mở cánh cửa thông thương với các nước bên ngoài, một mặt lại muốn hạn chế ảnh hưởng của bên ngoài vào nội địa toàn trị. Bởi thế nên mới có ràng buộc về không gian và thời gian.

Ở nhiều nước khác, đất không rộng, người không đông, không nhiều tài nguyên, không có đặc khu, vậy mà họ vẫn giàu có, văn minh, hùng cường. Thí dụ như Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch.

Không ảo tưởng như điểm tựa của Archimet, chỉ cần một cơ chế Dân Chủ, thì Việt Nam tự khắc sẽ hùng cường mà không phải hạ thấp mình ưu đãi ai cả.

5. Đại họa lớn nhất của thuê đất 99 là gì?

Có vị ĐBQH biện hộ rằng, sau 99 năm, đất đai, tài sản đầu tư ở đặc khu vẫn là của mình, nhà đầu tư không bưng về nhà họ được.

Nhưng các vị quên mất một đại họa là họ, và cháu chắt của họ vĩnh viễn ở lại đây được.

Một thanh niên nước ngoài 20 tuổi sang Việt Nam sinh sống ở đặc khu, lấy vợ đẻ con. 40 tuổi anh ta có cháu. 60 tuổi anh ta có chắt. 80 tuổi anh ta có chút. 100 tuổi anh ta có chít. 119 tuổi, hết thời hạn thuê đất 99 năm, anh ta có chịt. Tổng cộng cả anh ta là 6 thế hệ!

Vân Đồn không phải ở Malaysia. Vân Đồn chỉ cách Trung Quốc không đầy 100 km.

Tất cả 3 đặc khu của Việt Nam, từ Vân Đồn đến Vân Phong qua Phú Quốc, các sòng bạc, các dự án rồi cơ bản sẽ thuộc về người Hoa. Chính phủ Việt Nam sẽ không thể có biện pháp nào hữu hiệu để cản trở dòng chảy này khi mở ra các đặc khu kinh tế.

Chỉ mấy năm gần đây, từ các dự án như Boxit, Formosa…, rồi khách du lịch ồ ạt vào Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang… số lượng người Trung Quốc sang Việt Nam sinh sống đang ở mức sợ hãi. Với việc mở cửa biên giới cho cả xe qua, thì người Trung Quốc sẽ kéo sang Việt Nam kìn kịt. Chỉ mươi năm nữa, hàng chục vạn người Trung Quốc sẽ định cư trù mật khắp Việt Nam. Nếu không kiểm soát, sau 50 năm số lượng người gốc Hoa ở Việt Nam có thể vượt qua con số một chục triệu người!

Chúng ta có thể để lại cho cháu con nhiều khó khăn, từ đói nghèo cho đến nợ chồng chất. Mọi khó khăn trong thừa kế để lại của chúng ta, cháu con chúng ta rồi cuối cùng cũng vượt qua được. Mọi tai họa trong thừa kế để lại của chúng ta, cháu con chúng ta rồi cuối cùng cũng sẽ loại trừ được. Riêng đại họa cấy người nhiều đời, cháu con chúng ta sẽ không bao giờ có thể loại trừ được.

Cho nên, đại đa số người dân Việt Nam phản đối chính sách cho thuê đất 99 năm mà không cần phải nghe các vị ĐBQH hao tâm tổn lực trình bày lợi ích về đặc khu kinh tế.

Các vị ĐBQH có dám hỏi ý kiến toàn dân Việt Nam về thuê đất 99 năm không?

Các vị không dám. Vì kết quả sẽ chứng minh là các vị không đại diện cho dân.

Xin các vị ĐBQH đừng mang lại đại họa cho con cháu.

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.