Tự vệ và Đấu Tranh Bất Bạo Động

Người biểu tình bị an ninh bắt hôm 10 tháng Sáu, 2018. Ảnh: FB Lê Nguyễn Hương Trà
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mấy chục năm bị Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đè đầu đè cổ, bóc lột đến tận xương tủy, nhưng người dân Việt vẫn cắn răng chịu đựng đến mức độ mà cả thế giới phải kinh ngạc. Nhiều cuộc cách mạng lật đổ các chế độ cộng sản tại Đông Âu đã xảy ra và thành công với ít hơn những kích thích tố đã có dư thừa ở Việt Nam, nơi mà không còn cách nào có thể biện hộ cho sự tồn tại vô lý của chế độ.

Bên ngoài, đất nước ngày một tụt hậu so với thế giới, thậm chí còn thua kém cả nước láng giềng Campuchia trước giờ vẫn mặc nhiên bị coi thường; các lãnh tụ Đảng và Nhà Nước CSVN đã trở thành một bầy hành khất lang thang ăn xin nhẵn mặt khắp thế giới.

Bên trong, đất nước suy đồi về tất cả mọi phương diện, chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế, đạo đức,…

Thêm vào đó là chiếc thòng lọng Bắc Thuộc lần thứ 5 đang dần siết lại quanh cổ đất nước.

Hai dự án Luật An Ninh Mạng và Đặc Khu Kinh Tế đã là những giọt nước làm tràn ly, bùng vỡ sự phẫn uất vượt quá mức chịu đựng của người dân, dẫn đến những cuộc biểu tình đông đảo tại 13 thành phố trải rộng cả ba miền Nam, Trung Bắc chưa từng có từ trước đến nay sau năm 1975.

Hầu hết các cuộc xuống đường ôn hòa, bất bạo động ngoại trừ bạo động diễn ra ở mức độ trầm trọng tại hai thành phố Phan Rí, Phan Thiết thuộc Tỉnh Bình Thuận. Tuy không có ai bị tử vong nhưng qua hình ảnh của hơn 10 chiếc xe bị đốt cháy và hai sở Phòng Cháy Chữa Cháy và Sở Kế Hoach và Đầu Tư đã bị đập phá, tạo sự chú ý đặc biệt của cả những người biểu tình và nhà nước CSVN. Hiện có khoảng 107 người đang bị bắt giữ và họ đã bị đánh đập, thậm chí tra tấn rất tàn bạo dã man; có người đang ở trong tình trạng nguy kịch đe dọa đến tính mạng.

Song song với những đòn trấn áp những người dân tham gia biểu tình, nhà nước CSVN ra rả đổ hết trách nhiệm bạo động cho người dân theo kiểu “vừa đánh trống vừa ăn cướp”. Từ Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước cho đến Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội đều có chung một giọng điệu rằng Đảng và Quốc Hội đã đồng ý rút lại thời gian cho thuê đất 99 năm và ngưng thông qua Dự Luật Đặc Khu cho đến cuối năm 2018 mà vẫn xảy ra xách động biểu tình, đập phá thì chỉ là do bọn phản động, có âm mưu lật đổ chính quyền. Trong khi đó, lãnh đạo CSVN hoàn toàn không nhìn thấy sự phẫn uất tột cùng như của bà con tại Bình Thuận đã cắn răng chịu đựng những khổ nạn do ô nhiễm gây nên trong hơn 10 năm qua.

Trong những ngày qua, trên mạng xã hội, một số người là nạn nhân trực tiếp của các vụ bạo hành đã lên tiếng tố cáo những đàn áp thô bạo của công an như Blogger Phạm Đoan Trang đã viết về một người trẻ bị công an bắt tại công viên Tao Đàn (Quận 1, TP HCM) vào sáng Chủ Nhật 17/6/2018 vừa qua, bị đem về đồn công an và tra tấn 5, 6 giờ đồng hồ thừa sống thiếu chết để thấy được mức độ tàn bạo vô nhân có chỉ đạo của công an và guồng máy nhà nước CSVN.

Người bạn trẻ Nguyễn Tín, nổi tiếng trên mạng xã hội với những dòng nhạc Bolero về người lính VNCH, xuống đường vào Chủ Nhật 10/6 bị công an bạo hành một cách rừng rú tại đồn công an với những cú đấm, đá, bạt tai, bóp cổ,…

Nhà báo Khánh Mai, nữ luật sư tập sự Trương Thị Hà, cô Nguyễn Ngọc Lụa, Facebooker Ly Nguyễn và vô số những người dân vô tội yêu nước khác chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và quyền biểu tình hiến định mà đã bị công an hành hạ tra tấn dã man.

Những nạn nhân của công an nói trên đã cắn răng chịu đựng và tuyệt đối không có phương tiện để phản kháng hay chống đỡ. Vậy mà họ vẫn bị nhà nước vu cho tội gây bạo loạn.

Tham gia biểu tình, xuống đường ôn hòa không chỉ là quyền của mọi công dân mà là nếp sống của xã hội văn minh, tự do khi người dân có quyền bày tỏ những bất mãn, những phản đối các chính sách của nhà nước.

Nhiệm vụ chính yếu của chính quyền, nhất là bộ máy công an trong các cuộc biểu tình của người dân là giúp điều hướng lưu thông trên mọi ngả đường để không ngăn cản hay gây khó khăn cho dòng người tham gia biểu tình. Khi ngăn cấm, đánh đập, bắt giữ người biểu tình chính công an đã tạo ra bạo loạn, đẩy những người biểu tình rơi vào hoàn cảnh tự vệ.

Thật vậy, khi bị đánh thì phải đỡ! Đó là quyền tự vệ! Đó không phải là tấn công hay bạo động! Đó là quyền phản ứng lại trước những đàn áp phi lý của công an, khi họ chỉ bày tỏ sự phản kháng ôn hòa và trật tự.

Những hành vi tự vệ riêng lẻ của người dân, không kể những hành vi bạo loạn do chính nhà nước trà trộn cố ý gây ra nhằm đổ vấy cho người dân, hoàn toàn không liên quan đến phương thức đấu tranh bất bạo động để chấm dứt một chế độ độc tài mà những lực lượng dân chủ đang áp dụng mà căn bản là dùng số đông để tạo áp lực một cách ôn hoà bất bạo động lên chế độ để đòi hỏi thay đổi.

Nói tóm lại, cuộc biểu tình bủng nổ vào ngày 10 tháng 6 vừa qua đã khiến cho lãnh đạo CSVN thấy rõ sự phát triển ý thức và kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động của người dân Việt Nam lên cao độ đến bất ngờ. Bất ngờ vì họ nghĩ rằng khi thoái lui, ngưng thông qua dự luật thì sẽ không còn biểu tình phản kháng. Ngờ đâu cuộc biểu lại nổ ra đồng loạt tại nhiều nơi khiến cho lãnh đạo đảng và nước cay cú và hoảng sợ.

Trong tâm trạng hoảng sợ đó, nhìn thấy đâu cũng là kẻ thù nên lãnh đạo CSVN đã tung ra mọi thủ đoạn thâm độc để vu khống bạo động, âm mưu diễn biến hòa bình hầu dễ bề ra tay trấn áp người dân. Nhưng trong thế tiến thoái lưỡng nan hiện nay, CSVN càng đàn áp thì càng làm gia tăng sự căm phẫn của người dân, và đến một thời điểm chín muồi thì các căm phẫn sẽ biến thành những ngọn sóng lớn nhận chìm chế độ độc tài, độc ác mà thôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.