Ai là kẻ kích động người dân nổi dậy?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày qua dư luận rất phẫn nộ về vụ án của ông Đặng Văn Hiến – Người bị kết án tử hình vì nổ súng bảo vệ tài sản gia đình khi bị 30 người mang vũ khí đe dọa.

Theo cáo trạng, năm 2008 Công ty Long Sơn được UBND tỉnh Đăk Nông giao cho 1079 ha đất rừng tại tiểu khu 1535 để sản xuất lâm nghiệp. Tháng 6/2013, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu mua lại dự án và để cho vợ là bà Nguyễn Thị Hồng Tươi đứng tên làm giám đốc.

Tiểu khu 1535 là vùng đất giáp danh với Campuchia, là vùng xa xôi hẻo lánh cách xa khu dân cư tập trung. Ở nơi đây phần đa là người dân tộc Nùng đến xâm canh, khai hoang cải tạo đất với hình thức trồng điều, cà phê mong muốn thoát nghèo. Có thể gọi là một khu kinh tế mới.

Chính vì vậy việc giao đất cho công ty Long Sơn đã gặp phải những phản ứng gay gắt của người dân tiểu khu 1535. Người dân cần sự bồi thường thỏa đáng đối với những tài sản của họ có trên đất trước khi giao đất. Nhưng đáp lại thiện chí đó, công ty Long Sơn đã từ chối bồi thường cho người dân mà âm thầm thực hiện nhiều cuộc “cưỡng chế” san ủi cây trồng, hủy hoại những tài sản của người dân. Không chỉ dừng ở đó, công ty Long Sơn còn thuê côn đồ vây ráp, phá hoại cây trồng trên nương rẫy của người dân tiểu khu 1535.

Trong suốt 8 năm (2008 – 2016) người dân phải chống trả lại sự đàn áp, và tấn công bằng vũ khí với số lượng đông đảo của những kẻ cướp đất. Nhưng chính quyền vẫn im lặng làm ngơ.

Và giọt nước tràn ly, khi sự áp bức lên đến đỉnh điểm và sức chịu đựng của những người dân nghèo đến giới hạn cuối cùng. Ngày 23/10/2016, ông Đặng Văn Hiến vì để bảo vệ tài sản gia đình trước sự tấn công của hơn 30 người có vũ khí đã nổ súng làm chết 3 người và bị thương 13 người.

Sau khi xảy ra vụ việc ông Đặng Văn Hiến đã ra đầu thú và bị TAND TPHCM tuyên án tử hình cả 2 phiên tòa sơ thẩm ngày 3/1/2018 và phiên phúc thẩm ngày 12/7.

Sự tranh chấp đất đai giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân xảy ra thường xuyên liên tục, không còn xa lạ gì. Theo thống kê có hàng nghìn vụ khiếu kiện quan trọng, trong đó có gần 80% vụ khiếu kiện về đất đai.

Trước đó, điển hình là những vụ nổ súng của Đoàn Văn Vươn hay Đặng Ngọc Viết…. đã cho thấy rõ sự thất bại của nền tư pháp Việt Nam.

Tòa án là nơi để thực thi công lý nhưng với nền tư pháp Việt Nam chỉ để đưa ra một thông điệp rằng: Hãy im miệng và đừng chống lại.

Với thông điệp ấy, nhà cầm quyền thông qua cơ quan Tư pháp muốn làm cho người dân phải biết run sợ. Nhưng họ không hiểu hay cố tình không hiểu rằng: Một nền pháp luật công bằng sẽ duy trì được trật tự xã hội. Một nền luật pháp bất minh sẽ nảy sinh sự bất tuân.

Sự yếu kém trong quản lý đất đai cũng như những sai lầm của Luật Đất đai năm 2013 đã tạo nên một lỗ hổng rất nghiêm trọng cho luật Đất đai hiện nay. Đó là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng lại do nhà nước quản lý”, thực tế người dân không được sở hữu đất mà chỉ được sử dụng. Đây là một chính sách rất sai lầm của đảng cộng sản Việt Nam.

Thay vì khơi thông bế tắc trong quản lý đất đai, tìm ra những giải pháp ngăn chặn, xoa dịu sự bất bình của người dân thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã sử dụng ngành Tư pháp như một công cụ chặn dòng lũ đang chảy xiết. Thì vỡ bỡ là lẽ đương nhiên.

Quay trở lại vụ án của ông Đặng Văn Hiến thấy rõ được sự vô trách nhiệm của phía chính quyền địa phương. Khi người dân phải lặn ngụp trong sự bất công, áp bức không được nương tựa bấu víu vào luật pháp thì phát súng của Đặng Văn Hiến nổ ra là điều tất yếu.

Chúng ta thường nghe “ hãy ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật” và “tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Ông Đặng Văn Hiến đã tin vào điều đó, tin vào những trò tuyên truyền dối trá của nhà cầm quyền cộng sản để rồi phải nhận một bản án bất nhân, phản nhân văn, vô nhân đạo.

Đặng Văn Hiến – anh là một đại diện cho những người dân nghèo, cho tiếng nói đi đến cùng cực của sự thống khổ. Là hình ảnh vô cùng sinh động khắc họa nên sự chịu đựng những sự bất công của người dân dưới chế độ cộng sản.

Ngày hôm nay tử hình Đặng Văn Hiến vì ôm súng bảo vệ đất, ngày mai sẽ có biết bao nhiêu người dân mất đất ôm súng đứng lên?

Ai là kẻ đã kích động người dân nổi dậy?

Nếu bạn là Hiến trong hoàn cảnh đó bạn sẽ làm gì?

Mong mọi người cùng lên tiếng, hãy cứu lấy Hiến.

PHẢN ĐỐI BẢN ÁN BẤT NHÂN ĐỐI VỚI ĐẶNG VĂN HIẾN

15/7/2018
Mộc Lan

Nguồn: FB Minh Doan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”