Sách Gạc Ma bị thu hồi và 60 năm công hàm Phạm Văn Đồng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 31 tháng 8 vừa qua, Cục Xuất bản, In và Phát hành thuộc Bộ Truyền thông và Thông tin đã ra lệnh “thu hồi” cuốn sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” vừa mới phát hành vào đầu tháng 7 có nội dung kể lại việc tàu chiến Trung Cộng đã đánh chiếm đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.

Đây là tập sách mang tính chất lịch sử, được Tướng Lê Mã Lương cùng với một số người bắt đầu chuẩn bị biên soạn vào năm 2014 sau khi Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam. Có 68 người đã đóng góp và ghi lại những ký ức về cuộc thảm sát ở đảo Gạc Ma, khi 3 tàu chiến Trung Quốc đã bắn xối xả vào 64 binh sĩ lúc đó đứng thành một vòng tròn bảo vệ đảo, vì họ được lệnh “không được nổ súng.”

Lệnh thu hồi này xảy ra đúng vào thời điểm đánh dấu 60 năm ngày ông Phạm Văn Đồng ký bản công hàm bán nước. Ngày 14 tháng 9 năm 1958, ông Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa đã gửi một công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai thông báo về việc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “tán thành” và “tôn trọng” “bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.”

Sau này, Bắc Kinh luôn luôn dựa vào công hàm này như một trong những bằng chứng cho thấy chính quyền CSVN đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Hải quân Trung Cộng đã chiếm đóng bằng vũ lực vào năm 1974 và năm 1988. Trong khi đó, CSVN thì phản bác rằng công hàm Phạm Văn Đồng không hề công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc vì trong công hàm không có chỗ nào nói tới hai quần đảo này.

60 năm đã trôi qua, những vấn đề của lịch sử dường như đã không lui về quá khứ mà vẫn luôn luôn ám ảnh đến tương lai Việt Nam. Tương lai đó chính là tiến trình Hán hóa đang diễn ra hàng ngày trên đất nước: Từ thiết lập 3 đặc khu Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc nằm trong sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình, cho sử dụng đồng Nhân Dân Tệ công khai tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc, cho đến việc cho người dân Trung Quốc được lái xe vào thẳng Lạng Sơn, đã báo hiệu nguy cơ mất nước trước mặt.

Thật vậy, sau chuyến đi thăm Bắc Kinh vào tháng 1 năm 2017 của ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội và Bắc Kinh đã đẩy mạnh việc “xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc”, nằm trong khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” gồm Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, dự trù đến năm 2020 phải hoàn tất. Sau chuyến đi này, đầu tư Trung Quốc đã ào ạt đổ vào Việt Nam: Trong năm 2017, có hơn 480 dự án của Trung Quốc với tổng trị giá 2,2 tỷ Mỹ Kim được đăng ký, bằng một nửa ngân khoản đầu tư Trung Quốc đổ vào Việt Nam trong 10 năm trước đó. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018 có non 200 dự án mới của Trung Quốc, đặc biệt trong lãnh vực công nghiệp, đã đăng ký tại nhiều tỉnh thành.

Tờ báo VNExpress đã có một bài viết mô tả đầu tư Trung Quốc hiện nay là một nguy cơ sẽ “mang nhiều lụt lội” đến Việt Nam, trong khi các nước như Mã Lai, Phi Luật Tân thì lại đắn đo và từ chối dòng đầu tư ào ạt từ Trung Quốc.

Chính vì không muốn gây khó chịu cho Bắc Kinh trong lúc đang mở cửa thu hút đồng Nhân dân tệ và dòng người Trung Quốc đổ vào các tỉnh thành để cứu nền kinh tế Việt Nam đang thất thu trầm trọng, CSVN đã không chỉ thẳng tay đàn áp những người dân từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc qua các bản án nặng nề, mà còn ngăn chận cả những xung đột Việt-Trung trong quá khứ. Đó là lý do vì sao tập sách Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử đã bị thu hồi sau hàng trăm lần chỉnh sửa để làm hài lòng các quan kiểm duyệt ở Cục Xuất bản của Bộ 4T.

Trung Hoa Mộng của Tập Cận Bình qua sáng kiến “một vành đai – một con đường” chưa biết là có thể qua mặt được Hoa Kỳ vào năm 2035 để thống lãnh toàn cầu hay không, nhưng hệ quả của tham vọng nói trên, đang là nguy cơ Hán hóa của dân tộc chúng ta. Mặc dù CSVN đã cho lùi việc thông qua dự luật đơn vị hành chánh đặc khu vô hạn định, nhưng sự kiện âm thầm cho xây dựng phi trường, khu công nghiệp ở Vân Đồn, phân lô bán đất cho các nhà đầu tư Trung Quốc để xây dựng resort, casino ở Phú Quốc, Bắc Vân Phong đã biểu hiện quá rõ bản chất tay sai bán nước của tập đoàn CSVN.

Thái độ “bám Trung” của lãnh đạo đảng CSVN càng tiếp tục gia tăng trong bối cảnh Trung Quốc bị Tổng Thống Donald Trump áp thuế nhập khẩu lên các mặt hàng sản xuất từ Trung Quốc, sẽ chuyển sàn sản xuất sang Việt Nam để tránh thuế. Các đặc khu kinh tế do Trung Quốc làm chủ sẽ tiếp tục tràn lan tại Việt Nam!

Muốn nhanh chóng chấm dứt vấn nạn “Hán hóa”, dân tộc Việt Nam phải cùng nhau đứng lên làm nhiệm vụ lịch sử, trước khi quá trễ vì chính sách xâm lược mới của Bắc Kinh.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.