Chuyện 5 chú khỉ và nải chuối

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay tình cờ gặp lại câu chuyện về 5 chú khỉ và nải chuối, thấy “hợp tình hợp cảnh” nên xin chia sẻ lại đây để cùng suy gẫm.

“Chuyện kể rằng, người ta nhốt 5 con khỉ trong một căn phòng. Giữa phòng đặt một cái thang, trên đỉnh thang để 1 nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở.

Cứ thế, sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và đánh cho một trận nhừ tử.

Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ còn ý định trèo lên thang nữa.

Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng 1 con mới. Nhìn thấy nải chuối và cái thang, con khỉ mới vào thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không trèo, và nó thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào đánh cho một trận nhừ tử. Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.

Rồi một con nữa trong số 5 con đầu được thay thế. Con khỉ mới lại định trèo, và lại bị cả hội đánh nhừ tử. Con khỉ vừa vào trước đó cũng tham gia đánh, đơn giản vì thấy bọn kia làm vậy, dù bản thân vẫn không hiểu vì lý do gì.

Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết.

Bây giờ, 5 con khỉ ở trong phòng đều là khỉ mới, không có con nào từng bị dội nước. Nhưng cũng không con nào dám trèo lên thang.

Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lý do gì.”

Câu chuyện trên đây chỉ là một cuộc thí nghiệm để tìm hiểu về tâm lý con người mà mấy chú khỉ là vật thí nghiệm, và cho thấy là dưới cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa” người cộng sản đã áp dụng kỹ thuật nói trên để âm thầm khống chế người dân.

Cách nay 80 năm, khi mang chủ nghiã cộng sản vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã áp dụng chiến thuật “đánh nhừ tử” bất cứ ai làm trái ý của ông ta và Đảng CSVN qua việc ám sát, thủ tiêu hoặc công khai giết tất cả những người không đồng ý theo họ.

Trong một thời gian dài, giết chóc xảy ra khốc liệt. Người dân cả nước thời đó kinh hoàng, không ai dám hó hé nữa. Phản kháng đồng nghiã với cái chết. Từ đó trong quần chúng nảy sinh một thói quen, một tình trạng mặc định, là chấp nhận không phản kháng vì đã thấy hậu quả khủng khiếp của nó, thậm chí tệ hơn nữa là “phản kháng là chuyện không thể được”.

Rồi những thế hệ sau được sinh ra trong định kiến đó, mặc dù không được chứng kiến những cái “đánh nhừ tử” bởi Đảng CSVN, người dân tiếp tục chấp nhận tình trạng “không thể phản kháng” và còn đi xa hơn nữa là “không nghĩ tới phản kháng nữa!” và “ý nghĩ phản kháng không còn hiện lên trong đầu nữa!”.

Tình trạng đó kéo dài nhiều thập niên dưới thiên đường xã hội chủ nghĩa.

Nhưng con người khác với các chú khỉ, bởi vì ý chí bất khuất và tinh thần quật khởi được nuôi dưỡng và tiềm ẩn qua nhiều thế hệ cha anh, dù bị áp chế vẫn bừng dậy, và từng cá nhân can đảm đã đứng lên đấu tranh, theo thời gian đã tiến lên kết tụ thành từng nhóm để từng bước nối kết thành những tập hợp đa dạng đối đầu với bộ máy bạo lực dưới nhiều hình thức.

Cuộc biểu tình chống dự luật Đặc khu xảy ra tại 13 Tỉnh Thành vào ngày 10 tháng 6 năm 2018 đã cho thấy ý chí quật khởi luôn tiềm tàng trong mọi con người và nó sẵn sàng bộc phát khi có điều kiện và cơ hội.

Phong trào phản kháng đang lớn mạnh dần trong thời gian qua. Mặc dầu một số người đi tiên phong đã phải chịu những hy sinh nhất định và nhất là ngày hôm nay còn rất nhiều người chịu những bản án nghiệt ngã 20 năm như ông Lê Đình Lượng, 16 năm như ông Trần Huỳnh Duy Thức, 15 năm như ông Nguyễn Trung Trực, hay những Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, … nhưng nhà cầm quyền CSVN đã không còn có thể tiêu diệt được phong trào phản kháng đang ngày một lớn mạnh hơn.

Chiến thắng và thành công chỉ còn là vấn đề thời gian. Chiếc đũa thần không nằm trong tay “bà tiên” nào cả mà đang nằm trong tay chính mỗi người dân Việt.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.