Bao giờ Việt Nam trở thành“Khu tự trị tộc Kinh”?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ “khu tự trị tộc Kinh” ở Bussy Saint Georges

Sự kiện mà một nhóm người Trung Quốc đã bỏ tiền ra mua một diện tích đất lớn ở ngoại ô Paris, thành phố Bussy Saint Georges và dự định xây dựng một “công viên văn hóa” có tên là khu văn hóa Tộc Kinh với mô hình tổ chức giống như việc thành lập một “khu tự trị”.

Nhóm người Trung Quốc và một số người Việt tham gia việc này còn cho biết sẽ qui tụ khoảng 3-4 triệu người “tộc Kinh” trên khắp thế giới về Bussy Saint Georges để “lập quốc”. Không rõ họ căn cứ vào sử liệu nào để cho rằng người “Tộc Kinh” là người An Nam cổ xưa – một trong 56 sắc tộc thiểu số của Trung Quốc, được trả độc lập bởi triều đình Mãn Thanh vào năm 1884-1885. Họ còn nói rằng người “Tộc Kinh” hiện có mặt trên 27 quốc gia với khoảng 1 triệu người ở Mỹ và 1 triệu người ở Châu Âu. Họ còn cho rằng… “nguồn gốc” của cộng đồng “người Kinh” trên thế giới là từ nhóm người “Kinh tộc Tam Đảo” ở vùng Quảng Tây, Trung Quốc?

Việc lựa chọn “địa điểm” cho “khu tự trị tộc Kinh” ở ngoại ô Paris cũng hết sức “nhạy cảm”. Pháp là quốc gia tôn trọng sự đa nguyên văn hóa và nền chính trị dân chủ lâu đời. Là một quốc gia có nhiều thuộc địa trong quá khứ, chính sách chủng tộc và nhập cư của Pháp trong nhiều thập kỷ đã và đang tạo ra sự pha trộn văn hóa đa dạng cao độ, mang đến cho nước Pháp cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.

Với vị trí “kinh đô ánh sáng” từ hàng trăm năm qua và là trung tâm văn hóa phát triển bậc nhất, sức lan tỏa và ảnh hưởng của những trào lưu văn hóa, tư tưởng, xã hội… bắt nguồn từ “cái nôi” nước Pháp đối với thế giới rất lớn.

Bên cạnh đó, một điều đáng lưu ý rằng cộng đồng người Việt ở Pháp khá rời rạc không có sự tập trung và tính cộng đồng cao như ở Mỹ. Người Việt ở Pháp cũng ít quan tâm đến chính trị hơn. Sự cố tình lẫn lộn lịch sử, chủng tộc và đánh tráo khái niệm ở câu chuyện này quá rõ ràng.

Mục đích chính của Trung Quốc nói với thế giới qua câu chuyện này là Việt Nam chỉ là “tộc Kinh” – một dân tộc thiểu số trong “đại gia đình 56 dân tộc anh em” của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vĩ đại. Mưu đồ hết sức gian manh của Trung Quốc đang được công khai thực hiện bằng việc thành lập “khu tự trị Tộc Kinh” tại Pháp với sự tiếp tay của một số người Việt tham lam, sẵn lòng bán rẻ lương tri, cùng với sự “đồng thuận” của cộng đồng người Việt bàng quan, mù mờ về nguồn cội.

Chính sử hay ngụy sử. Người Việt hay Người Kinh?

Có đầy đủ những căn cứ khoa học về lịch sử hàng ngàn năm văn hiến của chủng tộc Bách Việt là tổ tiên của người Việt Nam ngày nay. Nhưng thay vì sử dụng sử liệu đã được khoa học chứng minh, sử sách ghi chép rõ ràng, thì một khuynh hướng mà nhà cầm quyền CSVN đang chủ ý xiển dương, tuyên truyền những truyền thuyết, huyền sử đầy màu sắc thần thoại kiểu như “con Rồng, cháu Tiên”, Thánh Gióng, 18 đời vua Hùng… thiếu căn cứ khoa học cũng như nhiều điều cần phải minh định.

Trong khi đó, lịch sử hơn 2000 năm của dân tộc Việt với những triều đại phong kiến từ Đinh Lý Trần Lê… được giảng dạy trong hệ thống nhà trường bị dần lược bỏ, nội dung sơ sài và thậm chí đã có những “đề xuất” loại bỏ môn lịch sử khỏi chương trình học và thi. Vốn dĩ, bộ môn lịch sử trong chương trình của hệ thống giáo dục được “định hướng xã hội chủ nghĩa”, hầu như chỉ tập trung vào giai đoạn lịch sử cận đại với “cuộc cách mạng thần thánh” của những người cộng sản.

Lịch sử là bộ môn bị chính trị hóa nặng nề nhất, cũng là môn học bị học sinh ghét bỏ nhất. Học sinh từ nhỏ đã bị nhồi nhét thứ “lịch sử” dối trá đến mức hoang tưởng, với những câu chuyện anh hùng kiểu như Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Phan Đình Rót… và thứ chủ thuyết Mác Lê, đạo đức và tư tưởng Hồ Mao. Vậy mục đích của nhà cầm quyền là gì nếu không phải làm cho những thế hệ sau quên đi nguồn cội, lịch sử của chính dân tộc mình mà chỉ còn biết đến thứ “ngụy sử” dối trá ?

Vấn đề cần làm rõ, là tên gọi “Dân tộc Kinh” có từ khi nào, định danh cho tộc người nào? Vì nguồn gốc của người Việt Nam là chủng Bách Việt với căn cứ nhân chủng học và lịch sử hàng ngàn năm, đã được nghiên cứu và minh chứng rõ ràng. Nếu như “tộc Kinh” chỉ là cách gọi của người Trung Quốc đối với nhóm người Việt di cư từ vùng Đồ Sơn, Hải Phòng lên vùng Tam Đảo, Quảng Tây sinh sống từ thế kỷ 16 hoặc là cách gọi chung cho những người sinh sống ở vùng đồng bằng, kinh kỳ từ thời Gia Long để phân biệt với người miền núi – gọi chung là “người Thượng”… thì cần phải được phân định rõ ràng. Nhưng trước hết, cái tên gọi hết sức chung chung, mập mờ “dân tộc Kinh” thiếu căn cứ lịch sử và khoa học, lại được ghi trong thẻ căn cước của hơn 90 triệu người dân Việt Nam phải được thay đổi cho đúng với cội nguồn là “dân tộc Việt” – một chủng tộc có lịch sử lâu đời và oai dũng nhất thế giới, đã trấn giữ vùng đồng bằng sông Mã, sông Hồng hàng ngàn năm qua. Người Việt cần biết rõ về cội nguồn, định danh và gọi đúng tên chủng tộc của mình, bảo tồn những giá trị thuộc về dân tộc mình trước khi muốn hướng đến một “vị thế” nào đó.

Một quá trình tiếm danh về văn hóa và chủng tộc đang được thực hiện bởi những người bạn “4 tốt, 16 chữ vàng” với sự đồng thuận và tiếp tay của nhà nước CSVN. Như Joseph Goebbels từng nói “khi lời nói dối được lặp lại đủ lâu thì sẽ trở thành sự thực”. Nguy cơ Lịch sử của một đất nước có hàng ngàn năm văn hiến và một chủng tộc Bách Việt có quá khứ hào hùng ở đồng bằng Dương Tử, sông Mã, sông Hồng bị xóa bỏ và thay vào đó là một thứ “ngụy sử” và một chủng tộc giả hiệu là hoàn toàn có thật. Một dân tộc bị đánh tráo “ID giống nòi” và đánh mất lịch sử là một dân tộc đã diệt vong.

Nếu cộng đồng hải ngoại cũng như người Việt quốc nội không có nhận thức đầy đủ về những âm mưu này, chỉ một vài thế hệ nữa, những đứa trẻ gốc Việt ở Pháp, Châu Âu và thậm chí ở Việt Nam… có lẽ sẽ nghĩ rằng mình có nguồn gốc từ một tộc người thiểu số ở Trung Quốc. Lúc đó, lịch sử oai hùng của dân tộc Việt đã hoàn toàn bị xóa bỏ hay chỉ còn bàng bạc màu huyền sử với những mảnh ký ức rời rạc, nát vụn. Đó cũng là lúc mà Việt Nam có thể đã trở thành một “khu tự trị Tộc Kinh” trong đại gia đình 56 dân tộc thiểu số của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa?

Tân Phong, ngày 9.11.2018

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.