Sự ruỗng nát giáo dục Việt Nam 2018 lên đỉnh điểm

Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ (trái) và Hiệu trưởng Đinh Bằng My.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự việc ông Đinh Bằng My hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) lạm dụng tình dục hàng loạt nam sinh của trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc trong dư luận trong những ngày qua. Nỗi bức xúc đến từ câu hỏi làm thế nào mà một người thầy dám bất chấp đạo đức, lạm dụng tình dục và bôi đen tâm hồn những đứa trẻ là học sinh của mình.

Các chuyên gia y tế cho biết hành vi của ông My là một nạn ấu dâm. Bệnh này thường có ở những nguời “não có vấn đề”. Một số chuyên gia khác lại cho rằng nguyên nhân đến từ tâm lý nhiều hơn sinh lý. Những người này thường đã có một tuổi thơ phát triển “không bình thường”. Nói trắng ra là tâm thần và có triệu chứng bệnh hoạn.

Nhưng theo những gì dư luận thấy được trong suốt một năm qua, không phải chỉ ông My, mà cả ngành giáo dục, chính xác hơn là cả nền giáo dục đang bệnh hoạn trầm trọng.

Nếu lấy mốc vụ phụ huynh học sinh ở Trường tiểu học Bình Chánh tỉnh Long An ngày 28/2/2018 bắt cô giáo quỳ suốt 40 phút và chấm dứt ngày 17/12/2018 khi học sinh dùng gậy đánh thầy phải nhập viện ở Trường trung học phổ thông Trần Quang Diệu tỉnh Bình Định, có thể nói là năm 2018 là năm đen tối của ngành giáo dục, đặc biệt là những vấn đề bạo hành.

Nếu chỉ kể những vụ được đưa lên báo chí, thì cứ trung bình cứ 2, 3 tuần lại xảy ra một vụ với cường độ vi phạm thì ngày một nghiêm trọng. Điều này đã dẫn đến những nhận định cực kỳ bi quan:

– Ngành giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam và con người trong ngành đang bị tha hóa một cách có hệ thống và kế hoạch. Trong một nước có truyền thống “tôn sư trọng đạo” lại để xảy ra hình ảnh cô giáo bị quỳ và thầy giáo bị đánh nhập viện là chuyện không tưởng. Thủ phạm chắn đã được “huấn luyện”, được “dạy dỗ” thế nào mới có thể hành xử như thế. Viết đến đây tôi chợt nghĩ đến vụ Cải cách ruộng đất năm 1954, khi một người con gái đã chỉ tay vào cha ruột mình đang phải quỳ trước mặt mà tố cáo ông đã hãm hiếp cô ta. Có thể hai thí dụ này bị so sánh hơi khiên cưỡng. Nhưng cho dù không cùng cường độ, nhưng nó cùng bản chất, đó là quy trình chuyển hóa suy nghĩ và hành động của một con người một cách chậm rãi, từ từ và đối tượng không hề hay biết mình đang thay đổi.

– Ngoài thủ phạm chính, còn có sự đồng lõa, tiếp tay và bao che của hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa. Trong vụ ở Long An, cô giáo bị quỳ trước mặt hiệu trưởng và đại diện hội phụ huynh. Trong vụ ấu dâm tại tình Phú Thọ, lãnh đạo nhà trường trả lời báo chí rằng “không hề biết chuyện gì xảy ra và các giáo viên khác cũng vậy”. Dư luận bức xúc đặt câu hỏi tại sao vụ việc được diễn ra trong thời gian dài mà không bị phát hiện.

– Những vấn nạn này đã chứng tỏ hệ thống giáo dục về đạo đức, giới tính, thể thao… nghĩa là những gì ngoài các môn chính khóa hoặc hàn lâm đều thất bại nặng nề. Đừng quên rằng hiệu trưởng Đinh Bằng My đã từng cùng nhà trường kết hợp Ban thường vụ Tỉnh đoàn và Công an tỉnh Phú Thọ tổ chức chương trình “Ngoại khóa phòng chống xâm hại trẻ em năm 2018”. Song song, một học sinh nạn nhân đã bộc bạch rằng “em đồng ý vì chưa nhận thức được”.

– Chính bệnh chạy theo thành tích đã là nguyên nhân khuyến khích tội ác vì bị cố tính che dấu. Trong khi dư luận xôn xao, báo chí vào cuộc vụ 231 cái tát của lớp 6/2 trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình), cô hiệu trưởng yêu cầu không “làm lớn chuyện” vì trường sắp được công nhận danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia mức độ II. Cô còn cho rằng lớp 6A của cô Phương Thủy bị đánh giá là yếu nên cô Thủy chịu áp lực phải làm nghiêm hơn, tránh mất thành tích của trường.

Cũng qua vụ này, dư luận thắc mắc tại sao tất cả 23 em được “lệnh” tát bạn chẳng có em nào dám lên tiếng phản đối hay thắc mắc. Hàng ngày chúng ta vẫn dạy học sinh phải biết lên tiếng trước cái xấu, nhưng khi đụng mặt với nó thì các em lại không làm được. Chưa hết, sau vụ việc, lãnh đạo trường đang yêu cầu các em lớp 6/2 phải trả lời 19 câu hỏi. Theo các luật sư, với dạng điều tra kiểu này sẽ gây áp lực cho các học sinh, có thể do sợ sệt mà học sinh không nói đúng bản chất sự việc. Kết quả thu thập lời khai theo nhà trường công bố, có 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh. Đúng là ngu rực rỡ.

– Sau cùng ngành giáo dục đang có vấn đề với chính phương pháp sư phạm của mình. Vụ ông My “tâm thần” là một thí dụ điển hình. Theo báo cáo năm 2016 của Hội nghị toàn quốc các trường sư phạm, cả nước có 123 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Trong số này, sinh viên học không chính quy là 49,9% và nhiều nhất là hình thức học tại chức và từ xa. Vì vậy, nhiều sinh viên tốt nghiệp ở các trường có bằng nhưng yếu về kỹ năng sư phạm.

Ai phải chịu trách nhiệm về những vấn nạn này. Ai cũng nghĩ đến ông bộ trưởng. Nghĩ đến thì ông phang cho nguyên một câu rực rỡ: “Hiệu trưởng lạm dụng tình dục học sinh là bài học xương máu của giáo dục giới tính”.

Là một người “tư lệnh” ngành giáo dục hiện nay, trước hết ông Nhạ phải là người lãnh trách nhiệm về các hậu quả nói trên. Nhưng trong thực tế, cả ông Nhạ và những người từng là Bộ trưởng Giáo dục trước đây đều không thể nào làm khác hơn vì chính bộ máy quan liêu độc tài độc đảng đã giết chết mầm tự do, tự trọng và liêm sĩ của người thầy giáo.

Nói cách khác, có thay 10 ông Nhạ cũng hoài công. Thậm chí là có viết lại bộ Luật Giáo dục để gỡ bỏ những “vòng kim cô” cũng không ăn thua.

Cái cần thay chính là thể chế xã hội chủ nghĩa chứ không gì khác.

Phạm Minh Hoàng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…