Vườn Rau Lộc Hưng: Không bao giờ mất

Cảnh tượng một góc khu vực nhà dân bị nhà cầm quyền phá dỡ thuộc khu vườn rau Lộc Hưng đầu tháng 1/2019. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 4 và 8 tháng 1 năm 2019, nhà cầm quyền cộng sản quận Tân Bình, TP.HCM huy động hàng trăm con người với đầy đủ các lực lượng cùng các phương tiện như máy xúc, máy ủi đã tiến chiếm, đập phá hàng trăm ngôi nhà tại khu vườn rau Lộc Hưng thuộc phường 6, quận Tân Bình. Cùng diễn biến đó, nhà cầm quyền bắt bớ nhiều người dân Lộc Hưng, cướp tài sản ước tính thiệt hại lên đến 200 tỉ đồng. Người dân Lộc Hưng lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Người dân vườn rau Lộc Hưng khẳng định: “khu đất khoảng 5 ha là thuộc sở hữu của 127 hộ dân, có nguồn gốc là người Bắc di cư vào Nam năm 1954 và bắt đầu khai hoang, canh tác ở khu vực này từ nhiều đời qua”.

Một thực tế diễn ra trên khắp cả nước, từ khi các đô thị, khu công nghiệp bắt đầu mọc lên và phát triển thì tài nguyên đất đai trở thành một miếng bánh lớn cho kẻ cầm quyền hưởng lợi qua các dự án. Luật pháp không công nhận quyền tư hữu của người dân, người dân chỉ được quyền sử dụng đất đai và đóng thuế chứ không được quyền sở hữu, quản lý trên nó. Vì vậy, cộng sản tước đoạt đất đai tài sản của dân bất cứ lúc nào nếu họ muốn. Cho nên ngày nay, Việt Nam trở thành một cường quốc dân oan.

Lộc Hưng không ngoại lệ trong qui trình cướp đất của chế độ cộng sản. Về vị trí địa lý, vườn rau Lộc Hưng ngày nay dường như trở thành một phần của Trung Tâm Sài Gòn. Một tấc đất có giá trị tương đương hàng chục tấc vàng. Nhà cầm quyền muốn tiến chiếm để chia lô bán đất cho các dự án công trình công cộng, và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và của quận Tân Bình, hoặc là giao đất Bưu điện Thành phố để đầu tư hạ tầng khu nhà ở dân dụng và nhà ở cán bộ, công nhân viên của Bưu điện tại Phường 6, quận Tân Bình.

Thực ra, cuộc chiến giữ đất của người dân vườn rau Lộc Hưng đã bền bỉ, kiên trì suốt hàng mấy chục năm qua. Hồi 2009, 2010 tôi đã đến khu vực vườn rau. Một màu rau mướt mát từ đủ các loại rau tươi sạch trải rộng khắp cả khu vực rộng lớn. Tôi khá ngạc nhiên, trong một đô thị sầm uất như Sài Thành lại có khu đất khá rộng để trồng rau.

Những con người hiền lành, chất phác quanh năm chăm bón, gieo trồng cho những vạt rau xanh mơn man, sạch tự nhiên cung cấp cho con người thực phẩm an toàn lại phải đối mặt với bạo quyền luôn có dã tâm cướp đất của mình.

Dường như các mốc thời gian mà người dân Lộc Hưng đã bị nhà cầm quyền khủng bố diễn ra thường xuyên hơn, liên tục hơn và có tính chất hệ thống. Từ giấy mời làm việc, đột xuất ập vào kiểm tra hộ khẩu, yêu cầu phá dỡ chòi canh rau cho đến công an với súng ống, vũ khí đàn áp giáo dân vườn rau Lộc Hưng vào ngày 16/7/2008, 28/8/2009, 3/5/2010.

Họ kể cho tôi nghe những cuộc tấn công của nhà cầm quyền, những cuộc chiến pháp lý mà họ đeo đuổi quyết giữ bằng được mảnh đất của cha ông mình để lại. Đó là vào ngày 13/3/2008, nhà cầm quyền cùng công an TP.HCM đàn áp những người dân, và sau đó đã bắt giữ người trái pháp luật. Nguyên nhân vụ việc là do chính quyền một mực muốn cướp khu đất trồng rau và chăn nuôi của những người dân nghèo ở đây, cho dù họ có đầy đủ bằng chứng về việc khai phá và sử dụng liên tục khu đất này suốt từ những năm 1954 – 1955 cho đến nay.

Người dân Lộc Hưng đã kiên trì gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến các cấp chính quyền từ phường đến trung ương kể từ năm 2000, nhưng cho đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết, mà ngược lại còn có dấu hiệu các cấp chính quyền cấu kết với nhau để cướp khu đất này. Đáp lại thái độ làm việc ôn hòa của người dân Lộc Hưng thì nhận được sự ngang tàn, ngạo mạn, hồ đồ, lừa dối của kẻ cầm quyền từ cấp phường đến Trung ương.

Tôi tin rằng bà con làm rau luôn giữ được tâm thế bền bỉ, kiên cường như họ đã từng làm để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Dù có phải bắt đầu, đi tiếp hay kết thúc cho con đường khó khăn họ đang đối diện, nhưng họ có một vũ khí không kẻ địch nào thắng nổi, một hành trang trên suốt con đường của họ đó là sự chính nghĩa, chân lý.

Portland, OR 10/1/2019

Paulus Lê Sơn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.