BOT: Sự bế tắc cùng đường

Các tài xế phản kháng tại Trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BOT đang là một nguồn lợi khổng lồ, được khai thác và quản lý theo kiểu mafia, với sự dung túng, hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều người dân phản kháng lại BOT. Động thái này phản ánh ý thức ngày càng cao của người dân trước các vấn nạn sai trái. Đồng thời đánh dấu những bước tiến mới của phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân quyền.

Khởi đầu từ tháng 04/2017 tại BOT Bến Thủy (Nghệ An), suốt 3 năm qua phong trào người dân phản đối các trạm BOT đã và đang tạo ra nhiều điểm nóng thường trực khắp ba miền. Có thể kể đến hàng loạt cái tên như BOT Cai Lậy, BOT Ninh Lộc, BOT Thăng Long, BOT An Sương…

Với sự phát triển của mạng xã hội, làn sóng phản đối BOT nhanh chóng lan rộng với nhiều hình thức sáng tạo. Từ trả tiền lẻ, đi xe thật chậm, cho đến việc túc trực, đếm xe tại các trạm BOT… Càng về sau, tính tổ chức và có kỷ luật chặt chẽ càng được đề cao, khiến “đánh BOT” trở thành một phong trào dân sự thành công nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này.

Những nguyên nhân khiến BOT bị dư luận phản đối mạnh mẽ, là do các trạm này đặt sai vị trí, thu phí quá cao, quá thời hạn và thậm chí người dân “không đi mét BOT nào cũng phải trả phí”. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa, đó là khi người dân bắt đầu nhận thức được việc họ phải còng lưng chi trả cho nhóm lợi ích tham nhũng, thì phản kháng sẽ liên tục nổ ra.

Ngược lại với những đòi hỏi quyền lợi chính đáng của lái xe và người dân, nhà cầm quyền CSVN đã lộ nguyên hình là kẻ bảo kê cho các nhóm lợi ích BOT trục lợi. Theo đó, họ liên tục khủng bố cánh tài xế bằng nhiều phương thức như mời về đồn “làm việc”, triệu tập, thuê xã hội đen đánh đập, vu khống, bắt bớ… Nhằm trấn áp tinh thần những người tài xế không chịu khuất phục cảnh lạm thu.

Thay vì có biện pháp giải quyết hợp lý, hợp tình như dời trạm, giảm giá,… lãnh đạo cộng sản lại đưa ra nhiều biện pháp mang tính “hoãn binh” như tạm dừng thu phí, giảm giá đôi chút. Điều đó đang cho thấy tình trạng bế tắc trong hướng giải quyết của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với vấn đề BOT hiện nay.

Sự bế tắc trong việc xử lý khủng hoảng BOT còn thể hiện trong các kỳ họp của chính phủ nhiều năm qua, lần nào vấn đề này cũng được đưa ra bàn bạc. Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc cũng liên tục hứa sẽ giải quyết vấn đề này, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề BOT ngay trong năm 2018. Tuy nhiên, bây giờ đã tháng 03/2019, những rắc rối của BOT vẫn nguyên vẹn. Và cho dù BOT rất nóng và cấp bách, nhưng khi bị chất vấn, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vẫn nói rằng “đang xem xét.”

Có thể nói vấn đề BOT là một thách thức lớn mà giới chức cộng sản Việt Nam đang phải đương đầu. Thực tế là BOT đang tạo sóng ngầm về vấn đề nợ công. Bởi lẽ có đến 90% nguồn vốn đầu tư cho các dự án BOT là vay mượn từ ngân hàng. Cho nên, trong trường hợp nhà đầu tư phá sản do phải di dời trạm, thì những khoản nợ khổng lồ mà họ vay ngân hàng sẽ trở thành khoản “nợ xấu” mà nhà nước sẽ phải gánh.

Với tình hình xử lý nợ xấu khó khăn như hiện nay, cú sốc BOT sẽ phá vỡ các phương án tài chính, tạo ra nhiều hệ luỵ tiêu cực, ảnh hưởng khả năng ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.

Thứ hai, BOT là những hợp đồng giữa nhà nước và nhà đầu tư. Vị trí đặt trạm là dựa trên thỏa thuận của nhà đầu tư và nhà nước. Vì thế trong trường hợp nhà nước vi phạm hợp đồng như tự ý di dời trạm, nhà đầu tư có quyền kiện nhà nước đòi bồi thường thiệt hại do thay đổi hợp đồng.

Nếu di dời BOT sẽ tạo ra hiệu ứng, khiến những BOT đang bị đặt sai chỗ cũng sẽ bị buộc phải di dời. Và nếu áp dụng phương án bồi thường cho tất cả các trạm sai phạm, ngân sách nhà nước chắc chắn sẽ bị vỡ. Vì vậy, BOT là tảng băng chìm của nợ công.

Bên cạnh đó, mặt trái của các BOT bẩn dần lộ ra. BOT là kết quả của những cú bắt tay bất chính từ các nhóm tài phiệt đỏ, truyền thông nhà nước và các quan chức chính quyền. Tóm lại, BOT là ổ của tham nhũng. Và đám người này có quyền lực bao trùm mọi mặt của xã hội. Cho nên, không phải đơn giản mà nhóm này có thể nhả ra những lợi ích đang thụ hưởng.

Từ những thông tin trên, có thể thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang bị rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Bởi lẽ, nếu giải quyết đúng đắn vấn đề BOT thì ngân sách “vỡ nợ”, trong khi dung túng cho sai phạm như hiện nay, thì chắc chắn BOT sẽ còn “vỡ trận” dài dài.

Bức tranh BOT tại Việt Nam đang bộc lộ quá nhiều bất ổn và cũng là nguồn cơn tạo ra sự bất mãn càng ngày càng sâu rộng. Nguyên nhân cốt lõi chính là do BOT giao thông hiện đang bị méo mó bởi những nhóm đặc quyền, đặc lợi.

Để có thể tháo gỡ đống lộn xộn BOT, trước tiên phải dẹp bỏ các trạm sai phạm. Như thế mới đảm bảo công bằng, và khiến dư luận đồng tình.

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tăng cường sự công khai, minh bạch trong các hoạt động đấu thầu của các dự án BOT sau này. Theo đó, sự minh bạch này bao gồm năng lực của chủ đầu tư; tổng mức đầu tư, mức phí, thời gian thu phí…

Việt Nam đang cần một thị trường cạnh tranh sòng phẳng.

Ngô Đồng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.