Thiên An Môn 30 năm sau

Quảng trường Thiên An Môn ngày 18 Tháng Năm, 1989, khi hàng ngàn sinh viên và công nhân biểu tình đòi tự do dân chủ. Ảnh: Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một bức tượng của Lưu Hiểu Ba vừa được dựng lên tại Praha, thủ đô Cộng Hòa Tiệp, để kỷ niệm 30 năm cuộc tàn sát Thiên An Môn.

Lưu Hiểu Ba, nhà văn được giải Nobel Hòa Bình, là một trong “Tứ Quân Tử,” những giáo sư đã tới ủng hộ, cố vấn cho các sinh viên tuyệt thực phản kháng và giúp tải thương khi xe tăng quân đội Cộng Sản Trung Quốc bắt đầu bắn vào các sinh viên tay không, ngày 4 Tháng Sáu năm 1989.

Cuộc tàn sát Thiên An Môn là một vết nhơ trong lịch sử Trung Quốc. Cả thế giới kinh tởm hành động dã man này. Nhưng chế độ cộng sản vẫn từ chối không nhìn nhận tội lỗi.

Cộng sản Trung Quốc nay đã tỏ ra “ôn hòa” hơn, không gọi cuộc biểu tình, tuyệt thực của sinh viên và công nhân trong hai tháng của năm 1989 là “nổi loạn,” chỉ gọi là “hỗn loạn.” Một số cựu sinh viên, trong số 150 người trốn thoát nhờ một tổ chức sinh viên ở Hồng Kông, đã được trở về thăm quê hương.

Nhưng Trung Cộng vẫn không cho phép ai được biết sự thật về biến cố thảm khốc này, không bao giờ hối lỗi.

Một phóng viên đài BBC mới đi phỏng vấn nhiều người ở Trung Quốc, đưa cho họ coi đoạn phim chàng thanh niên tiến tới chặn xe tăng, nhưng hầu hết mọi người, nhất là giới trẻ, chưa thấy hình ảnh đó bao giờ. Đảng Cộng Sản sợ sự thật. Vì không ai có thể chấp nhận một chế độ đem xe tăng tới bắn vào những thanh niên vô tội. Những thanh niên này chỉ có một “tội” là chống đám cường hào tham nhũng đang đục khoét nước Trung Hoa.

Ông Triệu Tử Dương, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc thời đó, bước ra quảng trường Thiên An Môn gặp gỡ các sinh viên, ngày 19 Tháng Năm, 1989. Ảnh: Getty Images
Ông Triệu Tử Dương, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc thời đó, bước ra quảng trường Thiên An Môn gặp gỡ các sinh viên, ngày 19 Tháng Năm, 1989. Ảnh: Getty Images

Hồng Kông là nơi duy nhất trên thế giới còn kỷ niệm Thiên An Môn mỗi năm. Năm 2009 số người tham dự lên tới 150.000, các năm 2012, 2014 đã lên 180.000. Nhưng trong lục địa, những chữ như “phong trào sinh viên” hay tên “Triệu Tử Dương” đều bị kiểm duyệt khi đưa lên mạng.

Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) là Tổng Bí Thư năm 1989 và đã đi ra quảng trường Thiên An Môn gặp gỡ các sinh viên. Ông đồng ý với nhu cầu chống tham nhũng họ nêu ra. Ông ta bị cất chức, rồi bị quản thúc đến lúc chết. Năm 1997, Triệu Tử Dương đã viết thư yêu cầu đảng cộng sản nói sự thật và chấm dứt buộc tội các sinh viên, “Nhân dân không bao giờ quên dù chúng ta cứ tiếp tục che đậy,” ông nói.

Nhưng Trung Cộng không thể nào cho người dân biết sự thật Thiên An Môn. Bởi vì công nhận sự thật đó có nghĩa là họ cũng đồng ý với các lý tưởng mà các sinh viên nêu lên: Tự Do và Dân Chủ. Lật ngược những lời vu cáo những sinh viên can đảm đó, hàng ngàn người đã chết, tức là đồng ý với lý tưởng của họ. Nghĩa là phải thay đổi chế độ, nhập vào trào lưu dân chủ hóa của thế giới. Sau đó, không thể nào đoán chuyện gì sẽ xảy ra!

Bởi vì chế độ Cộng Sản ở Trung Quốc hiện nay cũng không khác chế độ Cộng Sản trước đây 30 năm: Độc tài Đảng Trị. Nhiều người giàu có hơn, nhưng tham nhũng còn tăng nhanh hơn Tổng Sản Lượng Nội Địa!

Nhưng sự thật Thiên An Môn sẽ làm lung lay hai thứ “cột trụ” của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, là Đặng Tiểu Bình và Quân Giải Phóng! Đặng Tiểu Bình đang được tôn thờ như thần tượng! Quân đội cộng sản sẽ tự thấy nhục nhã khi người dân biết họ đã bắn chết hàng ngàn sinh viên tay không tấc sắt.

Đảng Cộng Sản biết rằng mở cửa cho tự do dân chủ tức là chịu có ngày đảng hết nắm quyền. Tập Cận Bình vẫn còn nhắc đi nhắc lại cho các đảng viên nghe “Bài học Xô Viết sụp đổ” chỉ vì Gorbachev muốn thí nghiệm tự do dân chủ, dù với mục đích bảo vệ quyền hành của đảng.

Đảng Cộng Sản muốn xóa dấu vết của những vũng máu tại Thiên An Môn, nhưng người dân Trung Quốc không bao giờ quên. Mới tháng trước, một nhà tranh đấu, Trần Binh (Chen Bing) đã bị tuyên án ba năm rưỡi tù vì vào năm 2016 anh đã kêu gọi đồng bào tưởng nhớ Biến Cố Lục Tứ (Ngày 4 Tháng Sáu) bằng các nhãn hiệu gắn trên chai nước ngọt.

Nỗ lực xóa ký ức của ngày Lục Tứ có khi gây tai hại cho đảng Cộng Sản. Năm 2007 trên tờ Thành Đô Vãn Báo ở tỉnh Tứ Xuyên người ta thấy một trang quảng cáo với những lời ca ngợi hội “Các Bà Mẹ Thiên An Môn,” một tổ chức của các bà mẹ kiên cường hỏi “Các con tôi đâu rồi? Cho tôi biết sự thật!”

Một cô thư ký trong ban quảng cáo của tờ báo chịu đăng và nhận tiền quảng cáo. Vì cô chưa được nghe nói đến cuộc tàn sát đó bao giờ! Trong trường thầy cô không dạy, ở nhà bố mẹ không dám nói, báo chí không bao giờ đả động tới! Cô cứ tưởng Thiên An Môn là nơi xảy ra một vụ hầm mỏ sập đổ làm chết người, vào ngày 4 Tháng Sáu, và “Các Bà Mẹ Thiên An Môn” chỉ khiếu nại đòi bồi thường!

Guồng máy truyền thông dối trá của đảng Cộng Sản còn huấn luyện cho các thanh niên không biết gì về vụ thảm sát biết đặt câu hỏi ngược lại nếu có ai nhắc đến tội ác ngày 4 Tháng Sáu của đảng. Họ hỏi: “Các anh chị lại nghe đài, đọc báo Tây phải không? Làm sao anh biết đó là sự thật?” Miếng võ “Tin bịa đặt phản động” Fake News được sử dụng khắp nơi để che giấu sự thật! Nhiều người Trung Hoa đã sống, đã chứng kiến cuộc tàn sát, bây giờ cũng ngần ngại không muốn kể cho con cháu mình nghe!

Chiến dịch che giấu của Trung Cộng gây tai hại cho chính họ. Khi các thanh niên biết sự thật, qua mạng Internet, họ sẽ thất vọng về đảng nặng nề hơn. Khi nhìn thấy cảnh tham nhũng, bất công còn đang diễn ra trước mắt, khi nhớ lại các sinh viên thời 1989 mang lý tưởng hào hùng như thế nào, giới trẻ Trung Quốc bây giờ sẽ xấu hổ khi thấy họ thật ra chỉ là phường “giá áo, túi cơm,” chỉ lo cơm áo gạo tiền, không xứng đáng làm một người Trung Quốc!

Nhiều nhà tranh đấu dân chủ ở Trung Quốc bây giờ vẫn chọn số điện thoại tận cùng bàng bốn con số “8964”. Họ có cách nhắc nhở lẫn nhau!

Hàng ngàn người Hong Kong thắp nến tưởng niệm biến cố Thiên An Môn. Ảnh: Getty Images
Hàng ngàn người Hong Kong thắp nến tưởng niệm biến cố Thiên An Môn. Ảnh: Getty Images

Dân Hồng Kông và Đài Loan được biết về “Biến cố Lục Tứ” sẽ không bao giờ tin tưởng vào những hứa hẹn của chế độ cộng sản Trung Quốc. Cựu Tổng Thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou,) một người được coi là “thân Bắc Kinh trong vấn đề thống nhất”, cũng nói rằng việc thống nhất sẽ không thành nếu sự thật về vụ Thiên An Môn không được làm sáng tỏ.

Triệu Tử Dương trước khi chết có lần đã cảnh cáo đảng rằng chế độ độc tài bưng bít sự thật sẽ khiến cho chính nó không bao giờ được nghe nói sự thật, không thể tự thay đổi, từ đó sẽ tự hủy diệt.

Một chế độ như vậy không tạo được cơ hội cho sáng kiến, phát minh, là những điều kiện tối cần cho tiến bộ. Chế độ đó, trong 30 năm qua, đã càng ngày càng tham nhũng, lạm quyền nhiều và nặng nề hơn. Sẽ đến lúc người dân Trung Hoa thất vọng và họ sẽ đòi biết sự thật!

Ngô Nhân Dụng

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.