Đối thoại nhân quyền có đem lại hiệu quả?

Phái đoàn Hoa Kỳ trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, tháng 5/2018 tại Washington DC. Ảnh chụp màn hình VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một số quốc gia hoặc tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở VN (Việt Nam). Đó là các quốc gia được coi là biểu tượng về nhân quyền. Với các nước này, vấn đề nhân quyền luôn đi kèm với chính sách ngoại giao, thậm chí còn là trọng tâm trong quan hệ với VN. Hàng năm các quốc gia hay tổ chức này đều mở những cuộc đối thoại với Việt Nam về lĩnh vực nhân quyền. Tính đến năm 2019, đối thoại nhân quyền Australia – Việt Nam đã diễn ra 16 lần, Hoa Kỳ – Việt Nam 23 lần, Thụy Sĩ – Việt Nam 14 lần, Na Uy – Việt Nam 13 lần… Với Liên minh Châu Âu, đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam lần thứ 9 vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 19/2/2020. Những cuộc đối thoại song phương về nhân quyền không diễn ra với nhiều nước mà chỉ ở những nước tình trạng nhân quyền trở nên tồi tệ. Ví dụ Australia chỉ đối thoại nhân quyền với VN, Trung Quốc và Lào.

Trước mỗi lần đối thoại, kể cả trước khi ký kết một hiệp định nào đó có điều kiện nhân quyền, các quốc gia, tổ chức trên thường mời những người hoạt động xã hội dân sự để tham khảo ý kiến.

Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch, viết tắt: HRW) thường khuyến nghị các quốc gia tập trung vào những lĩnh vực cần ưu tiên như: tù nhân lương tâm; tình trạng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội và đi lại; quyền tự do thông tin; quyền tự do tôn giáo; nạn công an bạo hành.

Trong mỗi cuộc đối thoại, tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN được đối tác đề cập và yêu cầu cải thiện. Tù nhân lương tâm là một vấn đề trọng tâm. Có những yêu cầu cụ thể đặt ra như danh sách những tù nhân lương tâm cần phải được trả tự do trước hết, trong tiến trình phóng thích tất cả tù nhân lương tâm. Tuy nhiên họ thường vấp phải thái độ thiếu thiện chí của phía VN như về cách tiếp cận vấn đề, hiểu thế nào là nhân quyền. VN cho rằng khái niệm nhân quyền ở VN khác, các nước Phương Tây khác. VN không thừa nhận có tù nhân lương tâm mà chỉ có những người vi phạm pháp luật. Hoặc việc thu hồi đất tràn lan tùy tiện đẩy nông dân vào cảnh cơ hàn thì VN giải thích rằng, thu hồi đất để xây dựng các công trình làm cho cuộc sống của nông dân tốt đẹp hơn (!?) Nói chung phía đối tác luôn vấp phải sự né tránh và tính bảo thủ cố hữu từ phía VN.

Kết quả sau mỗi lần đối thoại thường là còn nhiều khác biệt và phía đối tác lại tiếp tục bày tỏ “quan ngại”. Họ cho rằng VN rất khó thay đổi về vấn đề nhân quyền. Vì vậy, có nước tìm cách tiếp cận khác. Chẳng hạn Australia tài trợ cho Việt nam các dự án hướng tới các mục tiêu ngăn chặn các vi phạm nhân quyền; giáo dục, đào tạo cán bộ chuyên môn về nhân quyền; thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền; hỗ trợ VN thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia, thúc đẩy và tăng cường hoạt động của cơ quan phụ trách về nhân quyền. Nghĩa là họ tìm cách tác động gián tiếp để cải thiện nhân quyền ở VN.

Nói chung, sự khác biệt trong các cuộc đối thoại nhân quyền luôn luôn tồn tại và có một khoảng cách lớn, không có sự thay đổi đáng kể sau mỗi lần đối thoại. Thế nhưng các cuộc đối thoại nhân quyền song phương vẫn được tổ chức hàng năm. Điều này cho thấy các quốc gia, tổ chức rất kiên trì trong nỗ lực cải thiện nhân quyền ở VN.

Trong đối thoại nhân quyền, những giải thích từ phía VN có làm cho quốc tế tin không? Phải nói luôn rằng họ biết cả chứ họ không bị lừa. Chẳng hạn, các quan chức ngoại giao khi đi thăm nhà tù đều biết, có sự sắp xếp trước hay việc thu hồi đất làm cho đời sống nông dân tốt hơn chỉ là bịp bợm. Hoặc việc qui kết những người hoạt động vào các tội danh thường phạm để bắt như trốn thuế, gây rối trật tự công cộng… chỉ là sự gán ghép. Tuy nhiên trước sự thiếu thiện chí từ phía VN, họ phải kiên trì hoặc tìm cách tiếp cận khác.

*

Tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN trong khoảng 4 năm gần đây có xu hướng gia tăng, biểu hiện rõ nhất là số người bị bắt do thực hiện quyền biểu đạt chính kiến và thái độ chính trị ngày càng tăng. Riêng đợt biểu tình phản đối Dự luật Đặc khu vào tháng 6/2018 có tới ít nhất 128 người bị kết án tù.

Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) cho biết đến hết năm 2019, VN đang giam giữ ít nhất 239 tù nhân lương tâm trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự.

Gần đây có hai sự kiện mà giới quan tâm đến nhân quyền VN ở trong nước và quốc tế không thể ngờ tới. Ngày 21/11/2019, nhà cầm quyền bắt Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Sự kiện bắt Phạm Chí Dũng chưa kịp lắng xuống thì xảy ra vụ tấn công cực kỳ phi pháp vào xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội ngày 9/1/2020 với qui mô trung đoàn. Cuộc tấn công đã giết chết cụ Lê Đình Kình và bắt đi 27 người để đưa ra tòa về các tội giết người, chống người thi hành công vụ, tàng trữ vũ khí, làm sục sôi dư luận trong và ngoài nước. Điều cần để ý là hai sự kiện này diễn ra ngay trước khi Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam.

Đây là một sự thách thức của nhà cầm quyền VN trước những khuyến cáo của quốc tế về nhân quyền.

Trước tình hình ngày càng xấu đi về nhân quyền, có người cho rằng, mọi nỗ lực của quốc tế là không có tác dụng, thậm chí họ bị nhà cầm quyền VN lừa.

*

Thực tế cho thấy những cố gắng của các nước và tổ chức quốc tế không phải là không có kết quả gì. Biểu hiện dễ thấy là một số tù nhân lương tâm được trả tự do tuy bị trục xuất sang nước khác, gần đây là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga. Tuy nhiên, việc trả tự do cho TNLT nhưng lại trục xuất khỏi VN, nhà cầm quyền không mất gì và nhiều TNLT không chấp nhận. Nhà cầm quyền chỉ muốn tống những người bất đồng chính kiến đi cho rảnh.

Một số TNLT được giảm án hay ra tù trước thời hạn mà không bị trục xuất như Nguyễn Phương Uyên, Vi Đức Hồi, Đỗ Thị Minh Hạnh… nhưng số này cũng không nhiều.

Sau mỗi cuộc đối thoại nhân quyền, đôi khi phía đối tác cũng ghi nhận có đôi chút cải thiện nhưng không phải là những lĩnh vực quan trọng.

Một cách ghi nhận khác về nỗ lực của quốc tế trong vấn đề nhân quyền ở VN là, nếu không có những nỗ lực ấy thì tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN còn tồi tệ hơn nữa. Vì vậy, sự quan tâm của các nước, tổ chức quốc tế đến nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn cần thiết.

Tuy nhiên, giới hoạt động nhân quyền trong nước vẫn mong muốn hơn về một thái độ dứt khoát kèm theo điều kiện cụ thể của quốc tế.

Nói thế không phải là ngồi trông chờ quốc tế đem nhân quyền đến. Nếu vậy thì đã không có 239 tù nhân lương tâm đang phải thi hành án và hàng trăm người đấu tranh khác tuy mãn hạn tù nhưng đã bỏ lại tuổi thanh xuân của mình trong các trại giam cộng sản. Ngoài ra còn nhiều người hoạt động khác cũng đang trong tình trạng tù nhân lương tâm dự bị.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn: Blog Nguyễn Tường Thụy

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.