Lên tiếng về việc Facebook, Google chấp nhận yêu cầu kiểm duyệt của Việt Nam

Báo cáo "Hãy Để Chúng Tôi Thở" của Ân Xá Quốc Tế đăng tải ngày 1/12/2020. Ảnh chụp trang bìa AI Report
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Như bao nhiêu người khác, nhà báo Trần Minh Nhật sử dụng mạng xã hội Facebook và Youtube của hãng Google hằng ngày để cập nhật thông tin, bình luận về diễn biến thời sự, và đặc biệt để chia sẻ thông tin khó tìm được trên báo chí nhà nước Việt Nam. Nhiều nội dung anh đăng trên các trang cá nhân của bản thân đã từng bị tháo gỡ, tấn công hay bị người khác ‘báo cáo’ vi phạm quy định. Những loại quấy rối này anh Nhật nói xảy ra nhiều hay ít tùy theo giai đoạn, nhưng anh cho là gần đây là giai đoạn có thể nói là ‘gay go’ nhất:

“Kỳ đại hội 13 sắp tới đây là cái chủ đề họ coi là cấm kỵ và nhạy cảm.”

Anh Trần Minh Nhật quản trị trang cá nhân trên Facebook, và kênh Vote TV trên Youtube từ ba năm nay. Anh chia sẻ, từ tháng Mười trở đi anh liên tục phải nhức đầu vì hai trang này bị người khác tìm cách báo cáo nội dung anh đăng tải vi phạm quy luật của trang.

“YouTube thì tôi cũng có một trang để nói về các vấn đề thời sự xã hội, bình luận về những sự kiện chính trị là chủ yếu. Mới nhất bên YouTube đã thông báo cho tôi có lẽ khoảng hơn 100 cái video bị chặn quốc gia, tức là bị block không cho xem ở Việt Nam mà cái này đã được bên Google xác nhận là do bên phía nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu.”

Tình trạng mà anh cho là bị Facebook và YouTube kiểm duyệt không phải là trường hợp riêng lẻ. Tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty International) hôm 1/12  công bố báo cáo về việc các gã khổng lồ công nghệ, trong đó có hai công ty nói trên, “đồng lõa với đàn áp quy mô công nghiệp ở Việt Nam.” Trong báo cáo dài 78 trang, tổ chức nhân quyền này đã phơi bày chi tiết hàng chục trường hợp Facebook hoặc Google bắt tay với chính quyền Việt Nam, kiểm duyệt hoặc tháo gỡ những bài viết, những status và video của các Facebooker và Youtuber.

Ông Michael Kleinman, Giám đốc Sáng Kiến Silicon Valley của Ân Xá Quốc Tế, từ thung lũng điện tử nơi mà Facebook và Google có trụ sở chính, cho biết:

“Báo cáo của chúng tôi cho thấy sự đồng lõa ngày càng gia tăng của các gã khổng lồ công nghệ Facebook và Google liên quan đến chế độ kiểm duyệt khắc nghiệt của chính quyền Việt Nam… Chính quyền Việt Nam đã công nhận vai trò của Facebook, Google, và Youtube trong chiến dịch tháo gỡ nội dung, hỗ trợ và gia tăng các nỗ lực kiểm duyệt của chế độ.”

Ông Kleinman nhắc đến phát biểu của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vào tháng Tám, 2020 rằng: “Trong một năm qua, Bộ đã rất tích cực trong đấu tranh với các mạng này. Đối với Facebook, trước đây khi Nhà nước đưa ra yêu cầu, họ chỉ thực hiện khoảng 30%, và đến nay, tỷ lệ thực hiện yêu cầu [của Facebook] là khoảng 70-75%. YouTube tuân thủ tốt hơn, [trước đây] khoảng 60%, nay [đã tăng lên] khoảng 80-85%.”

Theo Ân Xá Quốc Tế, Facebook tự nhận đã thay đổi chính sách từ tháng Tư năm nay khi Facebook tiết lộ rằng họ đã đồng ý “gia tăng đáng kể” việc tuân thủ những đòi hỏi từ chính phủ Việt Nam. Từ đó họ đã trở thành một công cụ đàn áp của chế độ nhằm kiểm duyệt nội dung “chống phá nhà nước.”

Anh Trần Minh Nhật nhấn mạnh, ngoài sự đồng lõa của công ty công nghệ khổng lồ, chính quyền Việt Nam còn cả một lực lượng dư luận viên và đội quân không gian mạng như Lực lượng 47, không kể các nhà cung cấp dịch vụ internet nằm dưới sự điều động của nhà nước. Anh nói:

“Ví dụ như, trường hợp có một lần FPT của cơ quan Điện lực Viễn Thông, rồi BH Media với trụ sở ở Hà Nội, và đài Truyền hình Nhân dân báo cáo tài khoản của tôi. Họ báo cáo lếu láo và sau đó thì tôi mất cả hàng tháng trời để mà khiếu nại bên Google, tức là đưa ra các khiếu nại về pháp lý với họ, cuối cùng họ đã bị thua. Nó chứng tỏ rằng họ lợi dụng những lỗ hổng về kỹ thuật, những tiêu chuẩn cộng đồng hay những vấn đề về kỹ thuật để kiềm chế, hạn chế tiếng nói và thậm chí là muốn xóa bỏ tiếng nói của tôi trên các mạng xã hội. 

Tôi cũng xin chia sẻ rằng vì tôi khá là am hiểu về một số kỹ thuật toán của Facebook và YouTube nên những bài viết, những video của tôi có chất lượng tương tác rất là lớn, lượt xem lên hàng trăm ngàn. Vì vậy nên họ coi đó là một mối nguy và cụ thể là gần đây Đài truyền hình Việt Nam cũng nêu tên tôi lên trên tivi và nói rằng đây là những kênh với nội dung phản động. Họ xác định kênh của mình như thế đối với đội quân mạng, gọi là dư luận viên hay lực lượng AK47, và tập trung với số lượng lớn và báo cáo liên tục.”

Anh cho biết khi tài khoản của anh bị báo cáo hàng loạt, thì tự dưng YouTube hay Facebook đã chế tài trang của anh để xem xét, và cho dù anh đã khiếu nại thành công với sự hỗ trợ từ các tổ chức tự do internet nhưng phải mất nhiều tháng trời không hoạt động được và mất một phần thu nhập từ quảng cáo trên những video của anh. Anh nhận xét, nhiều người không am hiểu về kỹ thuật hoặc không kiên nhẫn sẽ bỏ cuộc hoặc tự kiểm duyệt nội dung của mình trước khi đăng.

Các nhà quan sát tình hình nhân quyền và tự do ngôn luận cho rằng hệ quả từ chính sách của Google và Facebook còn có nguy cơ lan rộng ra toàn cầu.

Ông Michael Kleinman của Ân Xá Quốc Tế cảnh báo rằng các chế độ đàn áp tự do trên thế giới đang quan sát Việt Nam như một điển hình tiền phong trong việc kết hợp với công ty công nghệ để củng cố chế độ kiểm duyệt của họ.

“Facebook và Google đang đặt ra một tiền lệ thực sự nguy hiểm ở Việt Nam, không chỉ tác động đến Việt Nam mà còn có thể khích lệ các chính phủ đàn áp trên toàn thế giới vì họ hiện đang tìm cách gây áp lực để các công ty này trở thành công cụ kiểm duyệt, thảo luận hợp pháp về các vấn đề chính trị và nhân quyền.”

Đài Á Châu Tự Do có liên lạc với Facebook và Google để hỏi ý kiến phản hồi của họ. Theo Google thì các chính sách hạn chế hoặc gỡ bỏ nội dung đã không thay đổi. Google cho biết họ dựa vào các chính phủ trên khắp thế giới thông báo cho họ về những nội dung bị cho là bất hợp pháp. Google chỉ gỡ bỏ sau khi xem xét kỹ lưỡng.

“Facebook và Google đang đặt ra một tiền lệ thực sự nguy hiểm ở Việt Nam, không chỉ tác động đến Việt Nam mà còn có thể khích lệ các chính phủ đàn áp trên toàn thế giới vì họ hiện đang tìm cách gây áp lực để các công ty này trở thành công cụ kiểm duyệt [những] thảo luận hợp pháp về các vấn đề chính trị và nhân quyền”. – Ông Michael Kleinman

Còn phát ngôn nhân của Facebook trả lời chúng tôi qua email rằng:

“Hàng triệu người ở Việt Nam sử dụng dịch vụ của chúng tôi mỗi ngày để kết nối với gia đình và bạn bè và hàng nghìn doanh nghiệp dựa vào chúng để tiếp cận khách hàng. Không phải lúc nào chúng tôi cũng đồng quan điểm với chính phủ về các vấn biểu đạt và ngôn luận, kể cả ở Việt Nam; chúng tôi nỗ lực để bảo vệ quyền này trên toàn thế giới. Trong vài tháng qua, chúng tôi đã phải đối mặt với áp lực gia tăng từ chính phủ Việt Nam trong việc hạn chế nhiều nội dung hơn, tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm mọi cách để đảm bảo rằng mọi người vẫn có thể truy cập được các dịch vụ của chúng tôi để có thể tiếp tục bày tỏ tư tưởng của mình.”

Đối với ông Kleinmann, câu trả lời này của Facebook cho thấy, các gã khổng lồ có khả năng và hơn cả, có nhiệm vụ từ chối yêu cầu kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam. Ông nói họ phải coi nhân quyền trên lợi nhuận.

Và ông nhấn mạnh, có một quy luật tối thượng mà các công ty này đáng lý phải tuân theo. Ông giải thích:

“Bộ Quy tắc Hướng dẫn về Doanh thương và Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nêu rõ: ‘Trách nhiệm tôn trọng nhân quyền là một tiêu chuẩn ứng xử toàn cầu được trông đợi ở mọi doanh nghiệp cho dù họ hoạt động tại đâu. Nó tồn tại độc lập với khả năng và sự sẵn sàng của các quốc gia trong việc thực thi các nghĩa vụ nhân quyền của chính họ và nó không làm giảm thiểu các nghĩa vụ đó. Nó tồn tại vượt lên trên cả các quy định và luật pháp quốc gia về bảo vệ nhân quyền.’ Vì vậy các công ty không thể đơn thuần cho rằng, họ phải tuân thủ luật pháp của quốc gia đó trên trách nhiệm đối với nhân quyền của họ.”

Có một thời, các gã khổng lồ công nghệ được xem như là khuôn mẫu mở rộng bầu trời tự do ngôn luận, nhất là ở Việt Nam. Châm ngôn của Facebook là kết nối. Google đã từng có châm ngôn “không làm điều ác.”

Ông Kleinman nói chúng ta phải làm tất cả những gì có thể, dùng tất cả những công cụ trong tầm tay để buộc các công ty này phải tôn trọng nhân quyền. Cụ thể là tạo áp lực dư luận, giáo dục cư dân mạng để họ lên tiếng khi thấy công ty vi phạm nhân quyền, và vận động để có những quy định pháp luật buộc các công ty phải làm điều đúng.

“Chúng tôi không thể chỉ dựa vào ý định tốt của các công ty nữa,” ông kết luận.

Giang Nguyễn

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.