Đảng Việt Tân phản đối Luật Hải Cảnh của Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau nhiều năm dùng các thủ đoạn hung hãn đối với ngư dân Việt Nam và các quốc gia khác, nhà cầm quyền Trung Quốc đã hợp thức hóa vũ lực trên biển Việt Nam bằng cách thông qua Luật Hải Cảnh vào ngày 22 tháng Giêng, 2021. Luật này cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc sử dụng mọi loại vũ khí tấn công vào những tàu nước ngoài trong những vùng biển mà Bắc Kinh đưa ra yêu sách chủ quyền.

Luật này còn cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc sử dụng mọi biện pháp nhằm phá đổ những hạ tầng xây dựng trên các bãi đá ngầm và kiểm tra, bắt giữ cũng như quyền thiết lập tạm thời những vùng cấm di chuyển khi cần để ngăn chặn tàu bè và người nước ngoài qua lại trong một số vùng biển mà họ cho là để “bảo vệ chủ quyền, an ninh các quyền hàng hải của Trung Quốc.”

Luật Hải Cảnh cho thấy rõ ý đồ của Bắc Kinh là sẵn sàng nổ súng và tấn công vào tàu bè và con người bất chấp luật pháp quốc tế. Hậu quả trực tiếp của Luật này là cuộc sống và sinh mệnh của ngư dân Việt Nam bị đe dọa. Đảng Cộng sản Việt Nam có một phần trách nhiệm vì quá nhu nhược nên Trung Quốc mỗi ngày một lộng hành trên các vùng biển của Việt Nam.

Trước sự kiện này, Đảng Việt Tân minh định và kêu gọi:

Thứ nhất, cực lực phản đối Luật Hải Cảnh của nhà cầm quyền Trung Quốc khi cho phép lực lượng hải cảnh bắn vào tàu nước ngoài. Đây là hành động tội ác và hiếu chiến, đe dọa hòa bình khu vực Á Châu Thái Bình Dương, và nhất là đe dọa trực tiếp lên sinh mệnh của ngư dân Việt Nam.

Thứ hai, ngay trong Đại Hội 13, đảng CSVN cần chính thức ra Nghị Quyết lên án Bắc Kinh về Luật Hải Cảnh và xúc tiến việc kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc để xác định chủ quyền. Đồng thời trả tự do ngay lập tức cho những người Việt Nam yêu nước đang bị giam cầm vì chống Trung Quốc.

Thứ ba, kêu gọi các đoàn thể, người Việt ở trong và ngoài nước cùng sát cánh vận động các quốc gia tự do dân chủ trên thế giới lên án và đòi hỏi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải thu hồi điều luật cho phép lực lượng hải cảnh sử dụng vũ khí tấn công vào tàu bè và con người.

Ngày 25 tháng Giêng năm 2021

Đảng Việt Tân

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.

Con người Việt Tân xưa và nay

Hôm nay cùng nhau ở đây, tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến, cũng là dịp để chúng ta cùng tri ân những người tiên phong, và tri ân nhau trong nỗ lực của mỗi người, với bất cứ khả năng gì và ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời của mình. 

Chúng ta có nhau! 

Sự đồng hành cùng nhau này và cùng với người dân có lý tưởng tại quê nhà, chúng ta không phải là thiểu số, mà là số đông có lương tâm, có tư duy, có sự trong sáng, có khả năng, và nhất là có tấm lòng góp gió thành bão.