Tháo chạy và trở về

Một cuộc tháo chạy “vĩ đại” của dân chúng khỏi các thành phố lớn như HCM, Hà Nội đang phơi bày trước mắt chúng ta cái sự thật không những của đói khát, của sợ hãi, của sự hỏng hóc trong bộ máy. Và tất nhiên không phải chỉ có thế. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một cuộc tháo chạy “vĩ đại” của dân tỉnh lẻ khỏi các thành phố lớn như HCM, HN đang phơi bày trước mắt chúng ta cái sự thật không những của đói khát, của sợ hãi, của sự hỏng hóc trong bộ máy. Và tất nhiên không phải chỉ có thế.

Nó chứng tỏ những cuộc “đổ bộ” triền miên trước đó, người dân vì miếng ăn mà ly tán khỏi quê hương. Vì sao họ ra đi? Vì quê hương không nuôi nổi họ. Những vùng quê ảm đạm, bạc phếch, nghèo nàn với một nền sản xuất manh mún, lạc hậu; và những vùng quê đầy những tệ nạn của cuộc đô thị hóa nham nhở, lếch thếch. Hình ảnh người nông thôn đổ vào các đô thị lớn ngày nay có thể được hình dung như những cuộc đi phu của cùng đinh thời thuộc Pháp.

Ở đây, nó bộc lộ gương mặt quản trị tồi tệ khi đã không gây dựng được một cơ cấu kinh tế đa dạng, phù hợp với một thu nhập đủ để an dân trên các vùng đất vốn đầy lợi thế về nông nghiệp, về ngư nghiệp, về du lịch và dịch vụ. Không những thế, những vùng nông thôn đang bị tàn phá bởi những bàn tay lông lá của quyền và tiền với phân lô bán nền, với đào núi lấp sông, với ô nhiễm trầm trọng…

Đói thì đầu gối phải bò, không thể trách người dân được. Và họ bò tới những nơi có người thuê mướn để kiếm ăn qua ngày; trên vai họ là cha mẹ già thuốc men, là con cái học hành, là nợ nần nhà cửa. Không đi sao được khi ở quê vào ra trà vặt rượu nát, nếu không lâm vào nghèo khổ thì cũng hư hỏng con người. Nông thôn thì bán đất ăn dần, về phố thị thì bán sức mưu sinh đắp đổi qua ngày. Chỉ cần một biến cố thôi như như dịch bệnh thì tất cả phơi trắng ra: Không có của để dành, không có phúc lợi an sinh, không một nơi để bấu víu.

Cái gì đang đợi họ ở quê sau những ngày đi xe máy, xe đạp, đi bộ vượt núi băng rừng để về nhà? Không có gì cả ngoài một nơi thân thuộc đã từng gắn bó. Nếu anh em, cha mẹ, họ hàng, bè bạn ở quê có nổi vài triệu bạc thì làm sao nỡ để họ đạp xe 1.300 cây số như thế, làm sao để cả một đoàn người rồng rắn đi qua cát bỏng hàng trăm cây số như thế?

Một đất nước mà cơn gió nhẹ thổi tới đã rung lắc chao đảo, tất cả đều như lá trên cây: Không tiền, không thuốc, không hiểu biết – tất cả lúng túng quay cuồng hoảng loạn rối bời. Diện tích nội thị trên tổng diện tích quốc gia chỉ chiếm khoảng 4,4% nhưng lại có dân số chiếm đến hơn 60% và GDP 70% cả nước. Những con số “lệch lạc” này không phải chỉ dừng lại ở đó, mà quan trọng hơn là thực trạng của phần lãnh thổ còn lại (nông thôn), đó là thực trạng của sản xuất, của quản lý, của chính sách. Cuộc di dân về phía độ thị chính là câu trả lời giản dị nhưng rõ ràng cho thực trạng ấy.

Phải làm gì với hơn 90% diện tích kia của đất nước? Quốc gia chỉ phát triển hài hòa, phồn thịnh, và chấm dứt cuộc di dân tự phát đầy bất trắc này khi giải quyết được những vấn đề của nông thôn. Không những phải giữ được người dân ở lại quê hương mà còn phải kéo được cả những người thành phố rời ra khỏi các độ thị. Dân cư phải được phân bố lại bằng một nền sản xuất bền vững, bằng an sinh lâu dài.

Không thể cứ hát mãi câu “đất nước nơi đầu song ngọn gió” được nữa.

Thái Hạo

Nguồn: Báo Tiếng Dân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.