Thượng đỉnh QUAD vì một khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và lãnh đạo Nhật Bản, Ấn Độ và Úc họp thượng đỉnh Bộ Tứ QUAD tại Washington, ngày 24/09/2021. Ảnh: Getty Images North America/ AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh QUAD tại Nhà Trắng hôm 24/09/2021, lãnh đạo bốn nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc nhấn mạnh “các bên bảo vệ Nhà Nước pháp quyền, quyền tự do trên biển, trên không (…), bảo vệ những giá trị tự do và sự toàn vẹn lãnh thổ.”

Sau hai giờ họp, Tổng Thống Joe Biden cùng ba vị Thủ Tướng Narendra Modi, Yoshihide Suga và Scott Morrison tránh nêu đích danh Trung Quốc. Tuy nhiên, những lời lẽ trong thông cáo chung được cho là trực tiếp nhắm vào Bắc Kinh. Cũng trong văn bản này, lãnh đạo Bộ Tứ lưu ý các bên “cùng nhau, một lần nữa cam kết thúc đẩy một trật tự căn cứ trên nền tảng pháp luật, tự do, rộng mở và không nao núng trước những hành vi cưỡng ép, để củng cố an ninh, sự thịnh vượng trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương và xa hơn khu vực này.”

Liên quan đến hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, mối quan tâm của Mỹ và Nhật Bản, nhóm QUAD kêu gọi Bình Nhưỡng thiên về giải pháp ngoại giao.

Tuy nhiên, như đã dự báo, phần lớn nội dung thượng đỉnh lần này tập trung vào các về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, y tế, đối phó với đại dịch Covid-19, nhất là trong bối cảnh Ấn Độ vẫn có thêm trên dưới 30 ngàn ca dương tính với virus corona mỗi ngày.

Thông tín viên Carrie Nooten tại New York ghi nhận thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ lần này đã cố ý đẩy lùi vế an ninh xuống hàng thứ yếu để tập trung vào những hồ sơ y tế, hay chống biến đổi khí hậu:

“Vào lúc mà khủng hoảng ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Pháp về vụ tàu ngầm vừa tạm lắng xuống và Trung Quốc dự báo liên minh bộ tứ QUAD sẽ ‘thất bại,’ Washington đã làm tất cả để giảm thiểu khía cạnh an ninh nhân thượng đỉnh hôm qua. Thí dụ như các bên đã xoáy vào những điểm như 1 tỷ liều vắc-xin chống Covid-19 được trao cho Ấn Độ hay thỏa thuận cho phép tăng cường mức độ an toàn về các khâu sản xuất linh kiện bán dẫn trong tương lai.

 Dù vậy, cả bốn quốc gia dân chủ đều quan ngại trước đà vươn lên của Trung Quốc và những đợt thâm nhập Biển Đông của Hải Quân Trung Quốc. Các thành viên nhóm QUAD lần lượt kêu gọi duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Thủ Tướng Úc Scott Morrison tuyên bố: ‘Chúng tôi có mặt tại đây cùng nhau vì Ấn Độ – Thái Bình Dương, một khu vực mà chúng tôi mong muốn không bị những hành vi o ép, nơi mà chủ quyền của tất cả các quốc gia đều phải được tôn trọng, nơi mà mọi tranh chấp đều phải được giải quyết một cách bình tĩnh và trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế.’

Sau thông báo thành lập liên minh quân sự AUKUS, nhóm QUAD là liên minh thứ nhì được Hoa Kỳ khởi động lại trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương. Đây là một thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Châu Âu và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương [NATO] vẫn là những đồng minh của Hoa Kỳ, nhưng cả Liên Âu và NATO không còn là những đồng minh quan trọng duy nhất đối với Mỹ. Ngoại Trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã trao đổi với các đồng nhiệm Ấn Độ và Nhật Bản. Chắc chắn đó là để thăm dò tác động của QUAD trong quan hệ giữa Paris với hai đối tác này.”  

Thanh Hà

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.