Kinh tế tư nhân sụp đổ, nhưng 700.000 tỷ đồng “nhàn rỗi” lại được kho bạc đem gửi để “lấy lãi”

Trong khi những động lực kinh tế bị tiêu hủy bởi dịch Covid-19, đầu tư công lại giảm! Bảng thống kê nguồn vốn đầu tư xã hội trong 9 tháng đầu của năm 2021 cho thấy đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn đầu tư của DNNN đều giảm. Ảnh chụp từ nguồn Tổng Cục Thống Kê
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tờ vneconomy.vn – tạp chí điện tử của Hội Khoa Học Kinh Tế Việt Nam hôm 5 tháng Mười Hai đưa một thông tin mà những người quan tâm đến vấn đề kinh tế vĩ mô và những biến động thị trường vốn phải giật mình. Theo bài báo cho biết, nhóm nghiên cứu Ban Kinh Tế Trung Ương gửi tới Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam 2021 tổ chức hôm 5 tháng Mười Hai một bản tham luận trong đó có nhận định vai trò của đầu tư nhà nước thời gian qua. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái mạnh bởi ảnh hưởng của dịch bệnh, khối doanh nghiệp tư nhân bị tổn thất nghiêm trọng, thì nguồn vốn đầu tư nhà nước lại thu hẹp mạnh, lực chống đỡ chủ yếu đến từ đầu tư tư nhân.

Trong quý III/2021, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm 26,3% và vốn đầu tư từ trái phiếu chính phủ giảm mạnh 64,3%. Trong quý II/2021, thời điểm các yếu tố đều đang thuận lợi, nhưng đầu tư từ trái phiếu chính phủ vẫn giảm 59,7%, trong khi đầu tư tư nhân tăng 9,1% và đầu tư nước ngoài tăng 6,9%. Tính cả 9 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 0,4% nhờ khu vực tư nhân tăng 3,9% trong khi vốn đầu tư từ ngân sách giảm 6,9% và vốn đầu tư từ trái phiếu chính phủ giảm 56,8%.

Như vậy, có thể thấy đầu tư công không những không đóng vai trò dẫn dắt và khuyến khích đầu tư tư nhân và nước ngoài cũng như là trụ đỡ cho đầu tư xã hội trong thời điểm khó khăn mà thay vào đó, nguồn tiền gần 700.000 tỷ đồng kết dư của Kho Bạc Nhà Nước lại “nằm im” ở các tài khoản tiền gửi trong hệ thống ngân hàng để lấy lãi.

Nó cũng giống như câu chuyện sau khi đi “beg public for vaccine fund donation” thì hàng ngàn tỷ đồng trong quĩ vaccine đã được gửi vào ngân hàng để lấy lãi thay vì đi mua vaccine hay hỗ trợ phát triển các thuốc điều trị hay vaccine nội địa… và khi dịch bệnh bùng phát, không thể có đủ vaccine để tiêm phủ toàn dân khiến số lượng người tử vong lên tới hàng vạn người.

Trong hai năm qua, vừa do dịch bệnh, vừa do những chính sách chống dịch cực đoan của nhà cầm quyền, lực lượng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chịu thiệt hại chưa từng có. Hơn 200.000 doanh nghiệp phá sản đóng cửa, tạm dừng hoạt động… chỉ là những con số thống kê “bề nổi” và hơn 29 triệu lao động bị mất việc, thất nghiệp cũng không phải là con số cuối cùng.

Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là một trong ba trụ đỡ và động lực phát triển quan trọng nhất của nền kinh tế đã tổn thất nghiêm trọng nhưng không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ nhà cầm quyền. Trong khi những khoản tiền mang danh “trợ giúp” được bơm vào chứng khoán, đảo nợ cho các “cá mập” và bất động sản.

Sự việc rõ ràng như vậy, thế mà khi bị công luận chỉ trích về việc “Việt Nam chỉ bảo vệ túi tiền ngân sách hơn là bảo toàn động lực tăng trưởng” như kinh tế trưởng của ngân hàng ADB Nguyễn Minh Cường nhận định, thì đám ngợm Ba Đình lại nhảy ngược lên nói rằng thế lực thù địch vu vạ. Trong suốt hai năm qua, mặc dù đài báo, truyền thông ra rả những gói cứu trợ người dân, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng tỉ lệ giải ngân cho tới nay là những con số đầy diễu cợt hoặc chỉ là những khoản tạm hoãn thu, giảm thu hình thức như kiểu hoãn đóng bảo hiểm xã hội, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng cửa phá sản hết quá 1/3, số còn lại không có doanh thu thì lấy đâu ra lợi nhuận mà đóng thuế và đóng bảo hiểm?)

Với bảng thống kê nguồn vốn đầu tư xã hội trong 9 tháng đầu của năm 2021, có thể thấy đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn đầu tư của DNNN đều giảm. Vậy hàng triệu tỷ đồng đã bơm ra ngoài thị trường đã chảy vào những cái “lỗ đen” nào? Và 700.000 tỷ của kho bạc nhà nước huy động dưới dạng trái phiếu chính phủ được gửi ở hệ thống ngân hàng để lấy lãi… trong khi những động lực kinh tế bị tiêu hủy bởi dịch bệnh và các chính sách ngu xuẩn… Thực sự, không còn gì để nói.

Qua thông tin mà bản tham luận của Ban Kinh Tế Trung Ương cho biết, cho người ta thấy được rằng hệ thống kinh tế vĩ mô của nhà nước CSVN quả thực là một đống bầy hầy. Không những hệ thống này không có người đủ khả năng để vận hành hiệu quả, mà những nguồn lực quốc gia nằm trong tay các nhóm lợi ích, thông tin đều hết sức tù mù. Từ dưới lên trên, tất cả che dấu nhau để kiếm chác và do đó các chính sách công ích không bao giờ có thể thực thi thông suốt, kịp thời. Thiết chế này được thiết kế để tham nhũng và cai trị chứ nó không có khả năng để quản trị xã hội và xây dựng quốc gia.

Trong những bài viết trước đây, người viết đã nhận định mức độ thiệt hại của khối kinh tế tư nhân đặc biệt là khối dân doanh đã bị kéo lùi lại ít nhất một thập kỷ phát triển và tích lũy. Cùng với đà suy thoái và lạm phát toàn cầu, tiếng chuông nguyện hồn cho cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội” đã gióng lên.

Tân Phong

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phe đối lập Thái cho rằng nữ Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã sai lầm trong giải quyết căng thẳng biên giới Thái-Miên qua cuộc điện đàm bị Hun Sen cho rò rỉ. Ảnh: Phnom Penh Post

Xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan – Đòn đánh “tuyệt vời” của Hun Sen

Một mục đích rõ ràng khác của Hun Sen là tận dụng cơ hội này để làm suy yếu tính chính danh và sự ổn định của Chính phủ Thái Lan. Trước khi đoạn ghi âm bị rò rỉ, Chính quyền Paetongtarn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như bị quân đội kiềm chế, liên minh cầm quyền rạn nứt và dư luận xã hội chia rẽ. Việc Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn trong đoạn ghi âm thừa nhận rằng “quân đội không nghe theo sự chỉ huy của chính phủ” chẳng khác nào châm ngòi cho một quả bom chính trị ở quốc gia này.

Trụ sở Tổng công ty Điện lực TP.HCM thuộc Tập đoàn EVN

Độc quyền còn lỗ: Cần xem xét lại công tác vận hành?

Nhà nhà sử dụng điện, người người xài điện, là đơn vị kinh doanh độc quyền ngành điện ở Việt Nam, bên cạnh đó, hoá đơn tiền điện hằng tháng thường xuyên gây bất ngờ cho người sử dụng, song, EVN lại liên tục báo lỗ. Nguyên nhân là do đâu? Liệu chăng, có đến từ năng lực quản lý, vận hành của người “lèo lái” con thuyền mang tên EVN?

Cảng Container Quốc tế Hải Phòng ngày 16/4/2025, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm dừng áp thuế trong 90 ngày đối với nhiều nước. Ảnh: Reuters/ Athit Perawongmetha

Bloomberg: Việt Nam chứng kiến mức thuế quan của Trump làm giảm tới một phần ba kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ

Theo một tài liệu được soạn thảo cho hội đồng cố vấn của Thủ tướng Phạm Minh Chính và được Bloomberg News xem xét, mức thuế quan từ 20% đến 40% sẽ làm giảm doanh thu xuất khẩu tới 37 tỷ đô la, và ảnh hưởng đến phần lớn các ngành công nghiệp chủ chốt của Việt Nam, bao gồm điện tử, máy móc, may mặc, giày dép và đồ nội thất.

Tàu hải quân Trung Quốc mang số hiệu 629 đang di chuyển gần bãi cạn Escoda (tên Philippines gọi bãi Sa Bin) được nhìn thấy trong một cuộc tuần tra trên biển ở Biển Đông đang tranh chấp hôm 7/6/2025. Ảnh: Ted Aljibe/ AFP via Getty Images

Sự thống trị của Bắc Kinh ở Biển Đông không phải là điều tất yếu

Tuy nhiên, dù không có ý tỏ ra ngây thơ trong một thế giới mà sức mạnh thuần tuý và những kẻ liều lĩnh dường như đang chiếm ưu thế, nhưng chúng tôi tin, vẫn có cách ngăn chặn Trung Quốc toàn trị Biển Đông. Thành công của bất kỳ nỗ lực nào như vậy đều phụ thuộc vào độ thực dụng…