Việt Nam hiện có một nhà nước yếu và một đảng chính trị quá mạnh

Các chóp bu đảng CSVN khóa 13.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam hiện có một nhà nước yếu và một đảng chính trị quá mạnh.

Điều này khiến việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế, và đặc biệt là cải tổ chính trị, bị ngăn cản.

Một nhà nước phải đủ mạnh, tức là kiểm soát được quyền lực ban hành và thực thi chính sách, song hành với đó là có sự tự chủ nhất định khỏi áp lực từ các nhóm lợi ích.

Nhà nước Hàn Quốc, Nhật Bản có thể thực thi chính sách kinh tế ở thập niên 60, 70, và 80 của thế kỷ trước, và biến quốc gia họ trở nên hùng cường, chính là vì ở đó nhà nước có thực quyền.

Ở Hàn Quốc, đảng chính trị chỉ đóng vai trò tổ chức và huy động mỗi khi có bầu cử. Hết bầu cử thì hết vai trò.

Đài Loan và Singapore là hai nước có đảng chính trị mạnh trong cùng thời kỳ nêu trên, nhưng họ cũng lại có sự thống nhất và tập trung quyền lực ở người đứng đầu.

Trong trường hợp này là Lý Quang Diệu ở Singapore và ở Đài Loan là Tưởng Giới Thạch, sau đó là Tưởng Kinh Quốc.

Cho nên ở hai nước này, việc đảng chính trị có quyền lực mạnh không tạo ra trở lực đối với sự vận hành của nhà nước. Điều này cũng được tìm thấy ở Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu Bình.

Vấn đề ở Việt Nam là cơ quan đảng và cơ quan nhà nước tồn tại song song đã đành, nhưng quyền lực lại ngang hàng, thậm chí cơ quan đảng đôi khi nắm nhiều quyền lực hơn cơ quan nhà nước trong việc hoạch định chính sách.

Đơn cử, thủ tướng chính phủ trên lý thuyết đáng nhẽ ra phải là người có quyền lực ban hành chính sách kinh tế và triển khai nó, các bộ trong chính phủ phải thừa hành chỉ đạo từ thủ tướng.

Nhưng ở Việt Nam, Bộ Công An có khi lại không coi chỉ đạo của thủ tướng ra gì, vì bộ trưởng Bộ Công An ngang hàng với thủ tướng về mặt đảng vì cùng là ủy viên Bộ Chính Trị.

Chính vì môi trường chính trị kiểu này, nên các nhóm lợi ích có nhiều đầu mối để thao túng chính sách hơn, không thao túng được văn phòng chính phủ, thì thao túng bộ, không thì thao túng bên đảng.

Mô hình chính trị của Việt Nam hiện tại một mặt đảm bảo không cá nhân nào có quá nhiều quyền lực để trở thành một nhà độc tài, nhưng đồng thời lại ngăn cản phát triển vì không có sự thống nhất quyền lực ở nơi đáng nhẽ ra cần có nó để hoạch định chính sách kinh tế – thủ tướng.

Điều đó một phần lý giải tạo sao Việt Nam không tận dụng được thời cơ để bứt phá giống như những nước rồng, hổ khác ở Châu Á đã làm ở thế kỷ trước.

Nguồn: FB Nguyễn Trường Sơn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Nguyễn Phú Trọng trong ngày nhận chức Chủ tịch Quốc Hội, hết đảm nhiệm chức bí thư thành ủy Hà Nội, 26/6/2006. Ảnh: AFP

Vụ Ciputra (dự án Khu đô thị Nam Thăng Long): Khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?

Năm 2006, báo Tuổi Trẻ có bài viết “Nhà nước thiệt hại 3.000 tỉ đồng do quyết định duyệt giá đất của UBND TP Hà Nội.” Theo bài viết, chỉ vì một quyết định của UBND TP Hà Nội ngày 14/12/2004 duyệt giá thu tiền sử dụng đất của Dự án khu đô thị Nam Thăng Long sớm hơn 16 ngày so với việc công bố giá đất theo Luật Đất đai mà ngân sách Nhà nước đã thiệt hại 3.000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là một nhà đầu tư bất động sản nước ngoài, tập đoàn Ciputra.

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.