Dư luận lo sự thật bị bẻ cong trong vụ nữ sinh bị tông chết ở Ninh Thuận

Ảnh chụp từ Youtube VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dư luận Việt Nam đang mạnh mẽ lên tiếng nhằm ngăn chặn điều mà họ cho là một thiếu tá quân đội cố bẻ cong sự thật về một vụ tai nạn giao thông có liên quan trực tiếp đến ông này cách nay hơn một tháng làm một nữ sinh thiệt mạng.

Theo tìm hiểu của VOA, vụ tai nạn xảy ra sáng ngày 28/6 ở thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, khi nữ sinh H.H.A., 18 tuổi, đi xe máy từ trường về nhà và bị ô tô 7 chỗ của thiếu tá quân đội Hoàng Văn Minh va vào từ phía sau của em ở gần lề đường bên tay phải.

Một video ghi lại vụ việc, được nhiều báo Việt Nam và người sử dụng mạng xã hội đăng lại, cho thấy em H.A. bị hất văng khoảng 4 mét về phía trước, đập người vào một cột đèn, và nằm bất động tại hiện trường. Em qua đời khi được đưa vào bệnh viện.

Các hình ảnh ghi lại cũng cho thấy một người đàn ông được cho là ông Minh bước ra khỏi xe cùng lúc vẫn đang nói chuyện qua điện thoại di động, ông ta quan sát nạn nhân nhưng không tỏ ra tích cực cấp cứu, bị cộng đồng mạng đánh giá là “có thái độ vô cảm, không thể chấp nhận được.”

Một người phụ nữ đi ra từ chiếc xe, được cho là vợ ông Minh, dường như có cố gắng nhiều hơn nhằm cứu em H.A.

Hai tuần sau vụ tai nạn, xuất hiện những dấu hiệu ban đầu cho thấy có một nỗ lực nhằm đánh tráo sự thật về vụ tai nạn khi công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm thông báo với gia đình em H.A. rằng trong máu của em có nồng độ cồn là 0,79 mg/100 ml máu.

Bên cạnh đó, theo tìm hiểu của VOA, một tài khoản Facebook mang tên Minh Hằng, được cho là thuộc về vợ viên thiếu tá Minh, người gây ra tai nạn, có đăng bài đổ lỗi vụ tai nạn cho em H.A. Bài viết này đưa ra các lập luận gồm em H.A. đi xe máy quá nhanh, lốp mòn không còn độ bám đường, mũ bảo hiểm kém chất lượng và trong người có độ cồn cao.

Cha đẻ của em, ông Hồ Hoàng Hùng, nói với báo giới trong nước rằng ông rất “bức xúc” về việc thu thập mẫu máu của H.A. mà không có sự chứng kiến của gia đình và của đại diện các cơ quan chức năng khác.

Ông Hùng cũng đã gửi đơn lên công an tỉnh Ninh Thuận, cấp trên của công an Phan Rang-Tháp Chàm, và các lãnh đạo khác của tỉnh để khiếu nại về điều mà ông cáo buộc là hồ sơ vụ tai nạn giết chết con ông đã bị làm sai lệch, các báo Việt Nam tường thuật.

Vụ việc gây tranh cãi này thu hút sự quan tâm của dư luận, đồng thời dẫn đến nhiều lời chỉ trích của công chúng trên mạng xã hội dành cho thiếu tá quân đội Hoàng Văn Minh, công an Phan Rang-Tháp Chàm, và bệnh viện tỉnh Ninh Thuận, nơi đưa ra kết quả nồng độ cồn, theo quan sát của VOA.

Nhiều người sử dụng mạng xã hội, bao gồm những tên tuổi có nhiều ảnh hưởng với hàng trăm ngàn người theo dõi như nữ doanh nhân Lê Hoài Anh, nhà báo tự do Đỗ Cao Cường, nhà phản biện xã hội Hoàng Dũng, nhà văn Nguyễn Đình Bổn…, cho rằng có dấu hiệu những người có chức quyền bao che cho nhau, vu oan cho nữ sinh H.A., “làm chìm xuồng” vụ tai nạn.

Căn cứ vào đoạn video được công bố, các Facebooker nổi tiếng và những người am hiểu luật nhận định rằng em H.A. đi đúng làn đường, trong khi thiếu tá Minh thuộc Phòng không-Không quân Việt Nam, đã chuyển hướng không quan sát, không bật đèn tín hiệu, và thậm chí có thể còn vừa lái xe vừa nói chuyện điện thoại.

Dư luận trên mạng xã hội lên án rằng nỗ lực đổ vấy trách nhiệm cho em H.A., nhất là việc đưa ra kết quả nồng độ cồn, là bất nhân, thất đức. Họ đòi nhà chức trách phải điều tra lại, làm rõ người thực sự có trách nhiệm trong vụ tai nạn, truy tố và xử lý nghiêm. Những bài viết của các Facebooker nổi tiếng về vụ việc thu hút hàng ngàn lời bình luận ủng hộ và được nhiều người lan truyền qua chức năng “share.”

VOA quan sát thấy dư luận trên mạng xã hội ghi nhận các động thái của lãnh đạo tỉnh và công an tỉnh Ninh Thuận, song họ vẫn dặn dò nhau tiếp tục theo dõi sát sao và lên tiếng thẳng thắn về những điều mờ ám, để nữ sinh H.A. không bị oan ức, và sâu xa hơn là để con em của mọi người không bị rơi vào hoàn cảnh tương tự trong tương lai.

Nguồn: Youtube VOA

(Video: VOA)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.