Thách thức Trung Quốc của Mỹ

Ảnh: Jewel Samad/AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hiện tại, tinh thần dân tộc ngày càng gia tăng và chính phủ Trung Quốc nhiều quyết đoán có nghĩa là Hoa Kỳ có thể sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để xử lý tình trạng cạnh tranh siêu cường của mình. Nhưng bằng cách tránh cảnh tuyên truyền thoá mạ nhau về mặt ý thức hệ, những sự suy luận tương đồng lầm lạc trong Chiến tranh Lạnh và duy trì các liên minh của mình, Mỹ có thể vượt qua thách thức.

Tại Diễn đàn An ninh Aspen [Aspen Security Forum] năm nay (mà tôi đồng chủ trì) vào tháng Bảy, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Tần Cương, đã kêu gọi cho việc thông cảm hơn về đất nước của mình. Nhưng đã có cuộc tranh luận quan trọng giữa các chuyên gia tập hợp về các mục tiêu của Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình đã công bố ý định của Trung Quốc nhằm vượt qua Mỹ trong các công nghệ quan trọng như trí tuệ nhân tạo và sinh học tổng hợp vào năm 2030, và nhiều nhà phân tích dự đoán rằng GDP của Trung Quốc (được đo bằng tỷ giá hối đoái trên thị trường) sẽ vượt qua Mỹ vào đầu thập kỷ tới. Có phải Trung Quốc đang tìm cách thay thế Mỹ để trở thành cường quốc hàng đầu thế giới bằng một trăm năm cai trị của cộng sản vào năm 2049?

Một số nhà báo động mô tả một cách bóng bẩy người Trung Quốc là “cao mười feet,” nhưng một tham gia viên của (Diễn đàn) Aspen giàu kinh nghiệm đã nói đùa rằng, Trung Quốc là người cao 5’10” [5 ft. 10 in ~ 1,78m, BBT] khi so với người Mỹ cao 6’2″ [~ 1,88m]. Trong mọi trường hợp, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đầy ấn tượng trong vài thập kỷ qua và các chiến lược gia Mỹ mô tả đây là “thách thức về nhịp độ” trong một cuộc cạnh tranh của đại cường.

Những gì xảy ra trong ba thập niên tới sẽ phụ thuộc vào nhiều ẩn số. Một số nhà phân tích thấy Trung Quốc suy vi sau khi không thể thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình.” Những người khác dự đoán, Trung Quốc sẽ đạt tới mức bình ổn vì những hạn chế về dân số, yếu tố thấp trong năng suất và chính sách của ông Tập ủng hộ các doanh nghiệp nhà nước hơn là tư nhân. Thêm vào đó, Trung Quốc đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về bất bình đẳng và suy thoái môi trường ngày càng gia tăng. “Trung Quốc mộng” của ông Tập và bất kỳ dự báo theo đường tuyến tính nào khác có thể bị sai lệch bởi những biến cố bất ngờ như chiến tranh Đài Loan hoặc khủng hoảng tài chính.

Một lần nữa, một số chuyên gia tại Diễn đàn Aspen bi quan hơn những người khác. Không bao giờ có một tương lai duy nhất, chỉ có nhiều kịch bản có thể xảy ra, và kịch bản nào trở nên có nhiều khả năng hơn sẽ phụ thuộc một phần vào những gì Trung Quốc làm và cách Mỹ chọn để ứng phó.

Cũng giống như có nhiều tương lai có thể xảy ra, Mỹ có nguy cơ gặp nhiều thất bại có thể xảy ra khi phản ứng với thách thức Trung Quốc, vì vậy một chiến lược thận trọng phải xem xét nhiều hơn là một thất bại. Thất bại nặng nề nhất sẽ là một cuộc chiến quy mô. Ngay cả khi Mỹ chiếm ưu thế, một cuộc xung đột quân sự giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ khiến các tác động kinh tế toàn cầu của cuộc xâm lược Ukraine của Nga có vẻ không quá quy mô khi so sánh.

Các nhà phân tích về an ninh tại Diễn đàn Aspen tập trung vào vấn đề Đài Loan, nơi mà Trung Quốc coi là một tỉnh nổi loạn, một tác nhân tiềm tàng cho một cuộc chiến Trung – Mỹ. Từ lâu, Mỹ đã cố gắng can ngăn Đài Loan tuyên bố độc lập về mặt pháp lý và ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại hòn đảo này. Nhưng năng lực quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng, và trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden phủ nhận rằng chính sách của Mỹ đã thay đổi, các quan chức Trung Quốc tuyên bố rằng các chuyến viếng thăm cấp cao của Mỹ tới Đài Loan, gần đây nhất là của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, đang hủy hoại chính sách này. Người ta có thể tưởng tượng hai bên vấp phải chiến tranh như các cường quốc châu Âu đã làm vào năm 1914.

Một loại thảm họa thứ hai sẽ là một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài được thúc đẩy bởi các tuyên truyền thoá mạ Trung Quốc ngày càng gia tăng trong nền chính trị quốc nội của Hoa Kỳ. Một kết quả như vậy sẽ ngăn cản sự hợp tác Trung-Mỹ trong việc điều hành nền kinh tế thế giới hoặc đối phó với sự tương thuộc về mặt sinh thái, quan trọng nhất là trong việc ứng phó với đại dịch và biến đổi khí hậu. Tương tự như vậy, tình hình cạnh tranh Mỹ-Trung ngăn cản sự hợp tác trong việc hạn chế phổ biến các vũ khí hạt nhân và sinh học, nó sẽ gây tốn kém cho tất cả.

Mỹ cũng sẽ phải chịu đựng nếu không thể xử lý tình trạng phân hoá chính trị trong nước và giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội, dẫn đến việc mất tập trung và làm suy yếu nghiêm trọng của tính năng động trong công nghệ mà nó cho phép Mỹ cạnh tranh thành công với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Tương tự như vậy, sự phát triển của trào lưu tự nhiên dân túy làm giảm tình trạng nhập cư hoặc suy yếu sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với các thể chế và liên minh quốc tế có thể dẫn đến việc thất bại về cạnh tranh.

Cuối cùng, có thể có sự thất bại về tầm nhìn và các giá trị của Hoa Kỳ. Để chắc chắn, chủ thuyết hiện thực và thận trọng là các điều kiện cần thiết cho một chiến lược thành công đối với Trung Quốc. Mỹ không có khả năng làm cho Trung Quốc trở nên dân chủ; chỉ có người Trung Quốc mới có thể làm điều đó. Nhưng ý nghĩa của tầm nhìn về các giá trị dân chủ và nhân quyền cũng rất quan trọng để tạo ra sức mạnh mềm có lợi cho nước Mỹ bằng cách thu hút thay vì ép buộc các đồng minh. Đó là lý do tại sao một đáp ứng thành công của Mỹ đối với thách thức Trung Quốc bắt đầu từ trong nước và phải dựa trên việc bảo tồn các thể chế dân chủ của chính nước Mỹ.

Mỹ cũng nên đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, bao gồm thông qua Đạo luật Chips và Khoa học (Chips and Science Act) trị giá 280 tỷ đô la Mỹ được Quốc hội Mỹ thông qua gần đây, để duy trì lợi thế công nghệ của mình trong các ngành công nghiệp quan trọng. Và nước Mỹ nên vẫn mở cửa với thế giới (bao gồm cả sinh viên Trung Quốc), thay vì rút lui sau bức màn sợ hãi và suy tàn.

Về chính sách đối ngoại và an ninh, Mỹ cần tái cấu trúc các lực lượng quân sự kế thừa của mình để thích ứng với sự thay đổi công nghệ, đồng thời củng cố các cấu trúc liên minh, bao gồm khối NATO và các quan hệ đối tác với Nhật Bản, Úc và Nam Hàn. Rốt cuộc, thị phần của nền kinh tế thế giới do Mỹ và các đồng minh chiếm gấp đôi so với Trung Quốc và Nga cộng lại. Mỹ cần tăng cường quan hệ với Ấn Độ, bao gồm thông qua khuôn khổ ngoại giao của Bộ Tứ (Quad), một nhóm an ninh bốn nước không chính thức bao gồm Nhật Bản và Úc.

Mỹ cũng nên tăng cường sự tham gia và bổ sung các thể chế quốc tế hiện có mà Mỹ tạo ra để thiết lập các tiêu chuẩn và xử lý mối tương thuộc. Cuối cùng, điều quan trọng là phải hợp tác với Trung Quốc nếu có thể về các vấn đề tương thuộc xuyên quốc gia.

Trong cuốn sách quan trọng gần đây là The Avoidable War: The Dangers of a Catastrophic Conflict Between the US and Xi Jinping’s China (Cuộc chiến có thể tránh được: Các nguy hiểm của một xung đột đầy thảm khốc giữa Mỹ và Trung Quốc của Tập Cận Bình), cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd ủng hộ việc đặt mục tiêu “cạnh tranh chiến lược được xử lý.” Trong ngắn hạn, tinh thần dân tộc ngày càng gia tăng ở Trung Quốc và các chính sách quyết đoán của chính phủ của ông Tập có nghĩa là Mỹ có thể sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho khía cạnh cạnh tranh của việc cân bằng. Nhưng nếu Mỹ tránh việc tuyên truyền thoá mạ về mặt ý thức hệ, tránh những sự suy luận ví von gây lầm lạc trong Chiến tranh Lạnh và duy trì các liên minh của mình, Mỹ có thể xử lý thành công việc thách thức của Trung Quốc.

Joseph S. Nye, Jr. là Giáo sư Đại học Harvard và là tác giả của Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Oxford University Press, 2020).

Nguyên bản Anh ngữ: America’s China Challenge,” Joseph S. Nye, Jr., Project-Syndicate, 3/8/2022.

Đỗ Kim Thêm dịch

Nguồn: Blog Kim Them Do

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”