Việt Tân phản đối tình trạng công an gia tăng bạo lực với dân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày gần đây dư luận dồn sự phẫn nộ vào bốn cán bộ công an tỉnh Sóc Trăng đánh đập bầm dập hai thiếu niên. Trong một động thái nhằm xoa dịu làn sóng chỉ trích, giới chức lãnh đạo công an tỉnh Sóc Trăng hôm 30 tháng Chín, 2022, ra lệnh tước quân tịch đối với các cán bộ có hành vi côn đồ, tuy nhiên điều này là chưa tương xứng với sự nguy hiểm mà họ đã gây ra.

Từ diễn biến vụ bê bối bạo lực của ngành công an ở tỉnh Sóc Trăng, nhiều luật sư đi đến đồng thuận rằng các cán bộ công an đã có dấu hiệu vi phạm luật hình sự khi dùng các vật như gậy, mũ bảo hiểm để đánh người. Đồng thời, những hành động của 4 cán bộ công an thể hiện tính lạm quyền về bạo lực, xâm phạm về tính mạng và sức khỏe của công dân. Vì vậy, vụ đánh người này cần phải bị truy tố và xét xử trước pháp luật chứ không chỉ là kỷ luật mang tính nội bộ ngành.

Không riêng ở Sóc Trăng, tình trạng công an Việt Nam sử dụng bạo lực nhắm vào người dân với mức độ đáng báo động. Ngoài ép cung, dùng nhục hình, trong nhiều vụ việc các nạn nhân đã tử vong trong khi đang bị công an giam giữ. Vấn nạn này diễn ra ở nhiều tỉnh thành cho thấy tình trạng lạm quyền đã lan rộng và có tính hệ thống. Điều đáng nói, đa số trường hợp người dân tử vong tại nơi giam giữ, họ bị bắt chỉ vì những vi phạm hết sức nhỏ nhặt.

Nhà cầm quyền CSVN thường không công bố con số nạn nhân bị chết trong trại giam. Duy nhất một lần Bộ Công An ra báo cáo cho thấy đã có 226 vụ người dân chết ở đồn công an trong những năm từ 2011-2014. Tuy nhiên, Bộ Công An chối bỏ trách nhiệm về việc dùng nhục hình tra tấn người dân, họ nói rằng nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong là do bệnh lý và tự sát.

Trong khi đó, việc đi tìm công lý cho các nạn nhân tử vong sau khi bị công an bắt giam diễn ra hết sức khó khăn. Bằng quyền lực, ngành công an thường tác động vào quá trình điều tra, hoặc cố tình che giấu kết quả giám định pháp y để gia đình nạn nhân khó khăn trong việc yêu cầu khởi tố vụ án. Thậm chí, đa số các trường hợp cán bộ công an chỉ bị chế tài xử lý nhẹ nhàng như chuyển đơn vị, xin lỗi gia đình. Các trường hợp công an bị tước quân tịch hoặc bắt giam thường chỉ nhằm đối phó với sức ép lớn từ dư luận, hoặc các bằng chứng như ảnh chụp, video về hành vi phạm tội đã quá rõ ràng.

Đến nay, đã có quá nhiều cái chết dưới bàn tay công an, khiến người dân ngày càng hoang mang lo lắng cho tính mạng của họ và người thân mỗi khi bị mời đến đồn công an. Tâm trạng này của người dân là nghịch lý, bởi lẽ đáng ra công an phải là lực lượng bảo vệ người dân và thực thi luật pháp, chứ không phải là những kẻ lạm quyền và chuyên tước đoạt mạng sống của nhân dân.

Việt Tân phản đối tình trạng công an sử dụng bạo lực tấn công người dân, đồng thời đưa ra quan điểm nhằm xoá bỏ vấn nạn này như sau:

Thứ nhất, nhà cầm quyền CSVN cần phải nhanh chóng mở các cuộc điều tra một cách nghiêm túc về các vụ công an đánh dân và đặc biệt là hàng loạt ca tử vong ở đồn công an. Những kẻ thủ ác dứt khoát cần phải bị truy tố hình sự, đưa ra xét xử nghiêm minh, công an hay dân thường đều không có quyền xâm phạm tính mạng và sức khỏe của người khác;

Thứ hai, nhà cầm quyền CSVN cần phải nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn nạn công an sử dụng bạo lực tràn lan với dân, để xây dựng và ban hành các điều luật nhằm xóa bỏ tình trạng lạm quyền này. Trong đó, cần phải quy định rõ các chế tài xử phạt đối với cán bộ công an vi phạm;

Thứ ba, nhất thiết cần phải xây dựng các phương tiện giám sát nhằm đảm bảo sự minh bạch tại các đồn công an và trại giam, như các thiết bị kỹ thuật ghi âm, ghi hình. Ngoài ra, hệ thống tư pháp phải độc lập trước uy quyền của ngành công an, và báo chí cũng cần được đóng vai trò tích cực hơn trong việc điều tra và giám sát những vụ tử vong do công an sử dụng vũ lực gây chết người.

1 tháng Mười, 2022

Ban Biên Tập Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.