Vụ Trương Mỹ Lan và mặt thật của một chế độ

Bà Trương Mỹ Lan (trái) và ông Lê Thanh Hải. Ảnh: Bộ Công An, Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự kiện gây chấn động mạnh nhất trong dư luận mấy ngày qua là vụ bắt giam bà Trương Mỹ Lan của tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn, báo hiệu những diễn biến khó lường của tình hình chính trị Việt Nam những ngày tới.

Cùng bị bắt với bà còn có bà Trương Huệ Vân (cháu bà Lan), bà Nguyễn Phương Hồng, và ông Hồ Bửu Phương, trong đó bà Nguyễn Phương Hồng, 39 tuổi, chết chỉ sau hai ngày bị bắt tạm giam.

Liên quan đến vụ bắt bớ này đã xảy ra hiện tượng người dân tụ tập đông đảo trước các phòng giao dịch của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (SCB) để rút tiền, buộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNN) phải họp báo trấn an.

Cũng như thông tin về cái chết bí ẩn của bà Nguyễn Phương Hồng, toàn bộ thông tin về SCB và các nhân vật lãnh đạo của nó đều bị báo chí trong nước âm thầm gỡ bỏ sau khi đăng vài giờ.

Tuyên bố dối trá về mối liên quan giữa SCB và Vạn Thịnh Phát, cũng như cách bưng bít thông tin của nhà cầm quyền, đã tạo điều kiện tốt cho sự lan truyền các loại tin đồn và thuyết âm mưu, khiến cho việc phân tích và đánh giá sự kiện thêm khó khăn bội phần.

Phất lên nhờ quan hệ

Tuy nhiên, lần theo các mạch dư luận, có thể thấy đây là một vụ án lớn, phơi bày bộ mặt thật của một chế độ trong đó giới chức chóp bu cấu kết ăn chia với giới tư bản cá mập – có thể có cả thế lực nước ngoài – để trục lợi từ tài sản quốc gia và nỗi khốn khổ của người dân

Bà Trương Mỹ Lan, 66 tuổi, là một doanh nhân người Việt gốc Hoa, tên thật là Trương Muội, xuất thân là người bán vải ở chợ An Đông, Quận 5, Sài Gòn. Nhờ quan hệ thân thiết với bà Trương Thị Hiền, vợ ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư Quận 5, cựu chủ tịch và cựu bí thư Thành Ủy (TP.HCM).

Trong một thời gian dài, bà Trương Muội đã xây dựng được một “đế chế” kinh doanh hùng mạnh mang tên Vạn Thịnh Phát (VTP), có giá trị nhiều tỷ đô la, với nhiều công ty con trong các lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản.

Để đánh bóng tên tuổi và đánh lừa dư luận, bà Trương Muội đổi tên thành Trương Mỹ Lan, giống với bà Trương Mỹ Hoa, chị của bà Trương Thị Hiền, và là cựu phó chủ tịch nước.

Quá trình lớn mạnh của Vạn Thịnh Phát gắn chặt với quá trình thăng tiến của ông Lê Thanh Hải, từ người đứng đầu cơ sở đảng CSVN ở Quận 5 lên tới Bộ Chính Trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng toàn quốc, đến mức khó tách bạch rõ ông Hải đỡ đầu cho bà Lan của Vạn Thịnh Phát hay ngược lại.

Có điều, nhờ quyền lực “nghiêng trời” của ông Hải ở Sài Gòn mà Vạn Thịnh Phát thâu tóm được rất nhiều những lô đất “kim cương” ở trung tâm thành phố có thời được gọi là “Hòn Ngọc Viễn Đông.”

Những lô đất này từng là dinh thự của các cơ quan chính phủ thời VNCH, bị chính quyền cộng sản tịch thu sau ngày miền Nam sụp đổ.

Cấu kết, ăn chia với ông “trùm đảng” Lê Thanh Hải và tay chân, Vạn Thịnh Phát được giao các lô đất đó với giá rẻ để phát triển thành các dự án cao cấp như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông-Windsor, khu dân cư Bonville Land, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza…

Vạn Thịnh Phát chỉ là một trong nhiều công ty bất động sản của phe ông Lê Thanh Hải và đồng bọn, nhưng có lẽ là công ty được ưu ái nhất, được dành nhiều lô đất đẹp nhất ở các đại lộ trung tâm Quận 1.

Và không chỉ ông Hải, Vạn Thịnh Phát còn có bè cánh với các quan chức cao cấp ở Ba Đình.

Ngày 7 Tháng Giêng, 2014, trong vụ án tại Cục Hàng Hải, bị cáo Dương Chí Dũng khai với tòa rằng ông đã giúp bà Trương Mỹ Lan chuyển 20 tỷ đồng (1 triệu USD) cho Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ, lúc đó là thứ trưởng Bộ Công An, để nhờ ông giúp Vạn Thịnh Phát được thực hiện dự án trên khu đất Cảng Nhà Rồng, ở Khánh Hội, Quận 4, sau khi cảng Sài Gòn được di dời về Cát Lái. Sau lời khai đó, ông Ngọ lăn ra chết một cách bí ẩn (báo chí đăng là bị ung thư) mà bà Lan vẫn vô can, được coi là “bất khả xâm phạm” chứng tỏ bà có ô dù rất lớn che chở.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Có đất đẹp, Vạn Thịnh Phát liền huy động tiền bạc để thực hiện các dự án. Cách làm ăn thông thường của các đại gia bất động sản Việt Nam “tay không bắt giặc” là thành lập ngân hàng, lấy nguồn tiền của bá tánh để làm vốn. Được sự chống lưng của Ngân Hàng Nhà Nước, năm 2011, bà Lan thâu tóm ba ngân hàng nhỏ là Ngân Hàng Sài Gòn, Ngân Hàng Đệ Nhất (FCB) và Ngân Hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TNB) nhập chúng vào thành một ngân hàng mới lấy tên cũ là Ngân Hàng Sài Gòn (SCB).

Tuy không ra mặt, nhưng ở Sài Gòn, ai cũng biết bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát chính là chủ nhân thực sự của SCB. Ngân hàng này huy động tiền tiết kiệm của dân bằng việc trả tiền lời cao hơn từ một đến hai “chấm” so với các ngân hàng thương mại khác nên luôn có lượng khách rất đông đảo, phần lớn là người về hưu, người kinh doanh nhỏ ham tiền lời cao và tin vào sự “bất khả xâm phạm” của bà Lan.

Dòng tiền không chảy trực tiếp từ SCB tới các dự án của Vạn Thịnh Phát mà đi vòng qua các công ty đầu tư như công ty đầu tư An Đông, công ty đầu tư Times Square, công ty tập đoàn Sài Gòn Peninsula… tất cả đều là những chân rết huy động vốn cho Vạn Thịnh Phát. Người gửi tiền vào SCB được khuyến khích mua trái phiếu (bond) có tiền lời cao của các công ty đầu tư này, SCB bảo đảm mua lại trái phiếu khi đáo hạn. Chính vì thế, khi có tin “Bộ Công An quyết định khởi tố vụ án ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ xảy ra tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông” thì người có tiền gửi ở SCB như ngồi trên đống lửa, gọi nhau đi rút tiền thì đã muộn!

Ngày 7 Tháng Mười, bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm bị truy tố, bị tạm giam để điều tra tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” theo Điều 174 Bộ Luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo kết quả điều tra ban đầu, các bị can đã gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu để chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng của người dân trong thời gian 2018-2019, trong đó chỉ riêng công ty An Đông chiếm đoạt khoảng 25.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). Văn bản truy tố chưa đề cập tới những hành vi vi phạm pháp luật khác của bà Lan và Vạn Thịnh Phát như hối lộ hoặc câu kết với quan chức để trục lợi.

Từ án kinh tế tới động đất chính trị

Nếu chỉ căn cứ vào thông tin của cơ quan điều tra Bộ Công An thì vụ bắt giam bà Trương Mỹ Lan chỉ là một vụ án kinh tế như hàng chục vụ án bất động sản và ngân hàng mấy năm gần đây. Nhưng để phá một vụ án như vậy, có cần ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải cất công dẫn một phái đoàn cao cấp – bao gồm bốn ủy viên Bộ Chính Trị, trong đó có hai bộ trưởng Công An và Quốc Phòng – từ Hà Nội vào Sài Gòn hôm 23 Tháng Chín để họp với ông Nguyễn Văn Nên, bí thư Thành Ủy và cũng là một ủy viên Bộ Chính Trị?

Chuyến kinh lý của ông Trọng, cùng với những mối quan hệ chằng chịt giữa Vạn Thịnh Phát với các giới chức đảng và chính phủ khiến dư luận nghi ngờ rằng vụ án đã trở thành một vụ “động đất chính trị.”

Ai cũng tin, bà Trương Mỹ Lan sẽ là đầu mối dẫn tới việc thanh trừng ông Lê Thanh Hải và bộ sậu của ông – gồm các cựu lãnh đạo thành phố như ông Lê Hoàng Quân (chủ tịch), ông Nguyễn Văn Đua (phó chủ tịch), ông Nguyễn Thành Phong (chủ tịch), sau khi ông Nguyễn Thành Tài (phó chủ tịch) và ông Tất Thành Cang (phó chủ tịch) lần lượt ra trước vành móng ngựa gần đây. Niềm tin là như thế nhưng cái “lò” của ông Trọng có đốt được củi gộc như vậy hay không thì chưa biết chắc được.

Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan còn có những cái chết bí ẩn. Bắt đầu từ cái chết của ông (Thượng Tướng Công An) Phạm Quý Ngọ nêu trên, gần đây lại có những cái chết khó hiểu của ông Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch công ty chứng khoán Tân Việt, thành viên hội đồng quản trị SCB trong đế chế Vạn Thịnh Phát và là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, phó tổng giám đốc tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Ông Thành chết một ngày trước khi bà Lan tra tay vào còng. Bí ẩn nhất là cái chết của bà Nguyễn Phương Hồng, người cùng bị bắt với bà Trương Mỹ Lan, và chết không rõ lý do trong lúc bị tạm giam. Từ sáng 11 Tháng Mười, trên mạng xã hội, người dân lại đồn hai quan chức cao cấp khác của SCB, ông Diệp Bảo Châu, phó tổng giám đốc, và ông Lưu Quốc Thắng, trưởng ban kiểm soát, đều đã qua đời tại nhà riêng. Thông tin này chưa kiểm chứng được.

Nếu như những cái chết bí ẩn đó là do một thế lực bí mật ra tay diệt khẩu bịt đầu mối thì quả thực vụ Trương Mỹ Lan không đơn giản là án kinh tế mà dính líu chặt đến các giới chức chóp bu trong đảng, bộc lộ bản chất tội phạm của một tổ chức “mafia” có tên đảng CSVN. Từ vụ án này, người ta mới thấy được đằng sau vẻ hào nhoáng của các tòa nhà chọc trời bằng nhôm và kính trên các đại lộ trung tâm Sài Gòn là cả một đế chế quyền và tiền quyện chặt vào nhau để lường gạt và trục lợi, với nhiều thủ đoạn.

Ông Nguyễn Phú Trọng và cái lò của ông sẽ đốt được gì? Hãy chờ xem!

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.