Trông “nó” lại ngẫm tới ta

Đại hội 20 đảng CSTQ (ảnh trên) và đại hội đảng bộ Vĩnh Phúc (dưới, trái) và đại hội Phật Giáo tỉnh Quảng Ninh. Ảnh chụp FB Nguyễn Thông
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đảng cai trị bên Tàu đang đại hội để củng cố quyền cai trị. Đại hội lần thứ 20 (nhị thập), cứ tính cả trước lẫn sau bình quân nhiệm kỳ 4 năm thì nó đã tồn tại hơn 80 năm, còn trụ được bao lâu, nói theo kiểu ông cụ, “nhưng ai mà biết được nó còn sống được bao lâu nữa.” Chỉ có điều, lịch sử nhân loại từ xưa đến nay, chả có đám độc tài phát xít nào vạn tuế muôn năm được mãi. Đại hội

Nói thẳng ra, tôi không có cảm tình với bọn cộng sản Tàu. Nói chung là cộng sản. Cộng sản đồng chí gì mà giết người như ngóe. Ngay nó với nhau còn chẳng tốt, đừng mong nó tốt chi với ta. Thứ mà lâu nay các ông bà cai trị xứ này cứ tâng lên thành tinh thần quốc tế vô sản, sự giúp đỡ thủy chung vô tư trong sáng, chịu ơn nghĩa của nó (Tàu), cũng như của đám Liên Xô, Cuba…, xin hãy dẹp đi.

Chúng dúi cho ta vũ khí, tí gạo tí mì, để rồi ta dại dột làm người lính đi đầu, tiền đồn hậu đồn, kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mỹ, huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt nhằm bảo vệ chúng nó, để chúng nó được yên. Chúng được ngủ ngon trong khi ta suốt ngày đêm mấy chục năm canh giữ cho chúng. Chúng mất tí súng tí bột mì, còn ta nghĩa trang liệt sĩ rải khắp 3 miền. Món nợ xương máu ấy, chưa bắt trả là may, lại cứ ơn mí chả nghĩa.

Nhưng ngó cái ảnh đại hội của nó, ít nhiều phải khâm phục. Cùng nòi cộng sản với nhau nhưng nó biết “tự chuyển hóa,” sửa chữa, đổi thay, biết từng bước đạt tới giá trị thực. Thứ bệnh hình thức, hoa hòe hoa sói, phô trương kệch cỡm, tốn kém lãng phí từng thấm vào máu, lặn vào từng tế bào cộng sản, thì nay nó đã gỡ được.

Đại hội của cái đảng chính trị đông nhất thế giới, của nước đông nhất thế giới, được cả thế giới chú mục vào, nhưng trang trí khá giản dị, không có lấy một bông hoa, chứ đừng nói một bó, một lẵng. Cũng không màu mè chăng khoe chữ nọ chữ kia, kiểu như “đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm…” Tượng, ảnh mấy ông quá cố lỗi thời đã bị cuộc sống đào thải lại càng mất tiệt. Không chỉ đại hội 20 mà ngay cả đại hội 19 cách nay 5 năm cũng vậy. Đó là cái hơn của họ so với đám đàn em.

Tôi để ý, nhận ra rằng tấm ảnh bộc lộ sự “cách mạng” ấy của cộng sản Tàu đã không được báo chí mậu dịch An Nam trưng ra, hình như họ cố giấu một sự thực “nhạy cảm.” Đưa tin về đại hội thì cứ đưa (đố dám không đưa) nhưng kiếm cái ảnh trung tính khác. Để thiên hạ nhìn vào, dễ có những liên tưởng so sánh này nọ. Tôi còn lạ gì mưu mẹo của tuyên giáo xứ này.

Chơi với nó, gần thế kỷ chứ có ít đâu, cái hay của nó chẳng học, chỉ rước về những thứ rởm, tồi, dở hơi, ác độc. Nếu ai vặn vẹo hỏi tôi, thứ gì, thử nói ra xem nào, thì đây, vụ cải cách ruộng đất năm xưa đến nay vẫn còn nóng.

Đại hội đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Internet
Đại hội đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Internet
Đại hội Phật Giáo tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Internet
Đại hội Phật Giáo tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Internet

Nhiều thứ cần phải sửa phải dẹp, hẵng cứ bắt chước nó, dẹp ngay cái bệnh màu mè hình thức hoa hoét cờ đèn kèn trống không thực chất mà lại rất tốn kém đi. Dân hết chịu nổi rồi. Cứ coi thử xem, chỉ cái đại hội địa phương (ảnh trên) mà hoa hoét rực rỡ thế kia, vẽ ra ở đủ 63 tỉnh thành, rồi hàng mấy trăm huyện, hàng vạn xã đều như thế. Thậm chí căn bệnh mạn tính ấy lây sang cả tôn giáo (ảnh dưới) thì mới hiểu kinh như thế nào. Dường như hết thuốc chữa.

Nguyễn Thông

Nguồn: FB Nguyễn Thông

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.