Lỗi ở ai hả giời?

Ảnh tráí: Dân xếp hàng dài trong đêm chờ đổ xăng; ảnh phải: Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bốn thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Đỗ Thắng Hải, Đặng Hoàng An, Nguyễn Sinh Nhật Tân đều là các chuyên gia đầy kinh nghiệm và hiểu biết chuyên môn ngành công thương.

Họ đã làm gì khi khủng hoảng xăng dầu đã và đang xảy ra tác động vô cùng xấu đến đời sống người Dân và nền kinh tế?

Hầu như bên ngoài không thấy họ chường mặt ra chịu trận.

Còn bên trong thì sao?

Giời biết!

Vậy chuyện gì đang xảy ra ở bộ Công thương vậy?

Gã được biết có cuộc đấu đá nội bộ rất căng của những lãnh đạo liên quan ngành công thương về việc chọn bộ trưởng. Nhiều người cổ vũ cho việc đưa một người rành và giỏi về ngành kinh tế trọng yếu này làm bộ trưởng. Nhưng tất cả đều té ngửa thất vọng vì một cuộc “ngã giá chia phần” nào đó của những người có quyền lực thực sự trong đảng cầm quyền, dẫn đến ông Nguyễn Hồng Diên “rất đỏ về khuôn mẫu chính trị và được tín cẩn về lập trường và lòng trung thành,” nhưng chưa từng hiểu biết sâu chuyên môn ngành công thương chễm chệ ngôi chót vót.

Gã rón rén nghe ké nhiều chuyện ở bộ CT này, cùng những mỉa mai và cả những cái ôm bụng cười về những phát biểu ngây ngô của ngài bộ trưởng.

Và, rất có thể các quan chức chuyên môn của bộ này đã chơi trò: tụi em xin nhường bác độc quyền nói.

Chuyện xăng dầu nước sôi “lửa Lê Văn Tám” cứ thế để mặc ngài bộ trưởng Diên phát những ngôn để các vụ, cục, viện đóng kín cửa, các quan dưới nắc nẻ cười với nhau.

Ai chết?

Dân chết.

Doanh nghiệp chết.

Đảng mất uy tín.

Lỗi ở ai hả Giời?

Nguồn: FB Lưu Trọng Văn

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.