Khi đội tuyển Iran từ chối hát quốc ca

Các cầu thủ đội tuyển Iran không hát quốc ca trong trận gặp Anh ngày 21/11/2022. Ảnh: Marko Djurica/ Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi tự nhủ, cứ tưởng rằng chối từ hát quốc ca là sự can đảm và đáng trân trọng. Nhưng đối với dân tộc Iran, đó là sự tối thiểu, thậm chí đã quá muộn màng khi họ đã không đủ dũng khí để đứng về phía nhân dân, những người đang bị tàn sát.

Đội tuyển quốc gia Iran đã không hát quốc ca trước trận gặp Anh tại Cúp Thế giới.

Một hành động được cho là can đảm của các tuyển thủ nhằm ủng hộ phụ nữ Iran trong cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết, không trùm khăn Hijab tại quê nhà.

Cuộc phản kháng của người phụ nữ Iran bùng nổ khắp nơi, kéo theo hàng triệu người dân xuống đường biểu tình, đối đầu với chế độ Hồi giáo từ trung tuần tháng 9 đến nay. Máu đã đổ, nhiều người bị giết chết, trong đó có cả trẻ em. Nhưng tất cả vẫn không làm chùn bước người dân Iran trong cuộc cách mạng giành quyền tự do và tự quyết.

Hôm nay trò chuyện với một cô đồng nghiệp gốc Iran. Tôi tỏ ý ngưỡng mộ tinh thần của các tuyển thủ Iran khi họ từ chối hát quốc ca. Họ cũng không vui mừng khi ghi hai bàn vào lưới đội tuyển Anh. Một sự kiềm chế cảm xúc dẫu đó là những thời khắc khó quên trong cuộc đời thể thao của một tuyển thủ. Họ thừa hiểu, bóng đá không thể nào xoá được những thảm cảnh đang diễn ra tại quê hương.

Thế nhưng cô đồng nghiệp lại có cái nhìn khác. Cô bảo đó là sự tối thiểu mà các cầu thủ Iran có thể làm được cho quê hương, cho những người phụ nữ Iran đang can đảm, không sợ chết để đối đầu với cảnh sát và quân đội tại quê nhà.

Đối với cô và xã hội Iran, đội tuyển quốc gia đã tự đánh mất chính mình trong lòng người dân khi chấp nhận sự đón tiếp của Tổng thống Ebrahim Raïssi trước khi lên đường sang Qatar.

Đối với người dân Iran, lẽ ra đội tuyển quốc gia phải từ chối sự tiếp đón có chủ đích và mang tính tuyên truyền của chế độ. Một thái độ dứt khoát của đội tuyển sẽ là sự động viên và tiếp lửa cho cuộc tranh đấu của phụ nữ Iran. Đội tuyển bóng đá quốc gia Iran phải đứng về phía dân tộc chứ không là “tài sản” của chế độ Cộng hoà Hồi giáo Iran. Tiếc thay, các tuyển thủ đã chọn chế độ và ngoảnh mặt lại với những nỗi đau của dân tộc.

Đó chính là lý do, theo cô, đội tuyển Iran đã bị người dân Iran chối từ, không nhìn nhận trong giải đấu này.

Đội tuyển bóng đá đã bỏ một cơ hội lớn và một sứ mệnh lịch sử để đứng về người dân chống bạo quyền, nhất là trên phương diện truyền thông quốc tế.

Cho nên, theo cô kể, tại Teheran, mỗi khi đội Anh ghi bàn, người dân lại vui mừng, ca hát. Một hình thức phản đối một đội bóng, đã trở thành công cụ tuyên truyền của chế độ Hồi giáo cực đoan.

Cộng đồng người Iran tại thành phố Geneva cũng chán nản trước thái độ của đội tuyển quốc gia. Dẫu hôm nay họ không hát quốc ca, nhưng tất cả đã quá muộn. Nhiều người Iran đã từ chối, không xem trận bóng, một hình thức “tẩy chay” dành cho sự thiếu can đảm của các tuyển thủ.

Cô nhìn tôi, bảo rằng, anh biết không, chúng tôi mê bóng đá lắm. Người Iran chơi bóng đá từ nhỏ, họ không bỏ sót một trận đấu nào của đội tuyển quốc gia. Nhưng có những thời điểm, bóng đá chẳng là gì so với sự thống khổ, đàn áp, chết chóc của người dân trong xã hội. Sự Tự do và dân chủ mới chính là khát vọng của chúng tôi, của cả dân tộc Iran.

Tôi tự nhủ, cứ tưởng rằng chối từ hát quốc ca là sự can đảm và đáng trân trọng. Nhưng đối với dân tộc Iran, đó là sự tối thiểu, thậm chí đã quá muộn màng khi họ đã không đủ dũng khí để đứng về phía nhân dân, những người đang bị tàn sát.

Khái niệm dân tộc và chế độ rất rõ ràng nơi cô bạn đồng nghiệp người Iran. Chế độ chính trị chỉ là tạm bợ, phút chốc. Chỉ có dân tộc mới là vĩnh cữu và trường tồn!

Theo cô, chế độ chính trị Hồi giáo tại Iran dứt khoát phải bị xoá bỏ bởi sức mạnh vũ bão của khát vọng tự do và dân chủ.

Một trận bóng mang nhiều ý nghĩa và cảm xúc. Ai dám bảo thể thao và chính trị không có sự liên quan mật thiết?

Chợt hỏi, có bao nhiêu dân tộc, vốn đang bị chà đạp bởi một chế độ độc tài toàn trị, dám thức tỉnh và anh dũng xuống đường phản kháng chống lại bạo quyền như dân tộc Iran?

Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ khiến người viết tin rằng cuộc cách mạng khởi xưởng bởi những người phụ nữ Iran anh hùng sẽ thành công, bất chấp bao mạng người sẽ phải hy sinh.

Tôi nói với cô đồng nghiệp rằng, giá gì một ngày nào đó, chúng tôi, những người Việt, cũng cùng số phận như đồng bào của cô, sẽ thức tỉnh để can đảm giành quyền tự quyết cho tương lai của dân tộc!

Vì chỉ có dân tộc mới là trường tồn và vĩnh cữu…

Nguồn: FB Lâm Bình Duy Nhiên

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”