Trung Quốc tiếp tục xua đuổi ngư dân Việt kiếm sống ở Hoàng Sa

Tàu Hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng xua đuổi tàu cá Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh: Twitter/Renkai Mineyuki
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tàu Hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng xua đuổi tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực biển quần đảo Hoàng Sa đầu năm 2023.

Tin này và một video clip được một người có tên Renkai Mineyuki đưa trên mạng Twitter ngày 14 Tháng Giêng và được tạp chí Eurasia thuật lại mà họ nói hình ảnh được một ngư dân ghi lại. Vụ việc chứng tỏ Trung Quốc vẫn không cho ngư dân Việt Nam kiếm sống ở vùng biển này.

Trung Quốc cho các loại tàu tuần tiễu tấn công các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở khu vực biển Hoàng Sa vốn xảy ra suốt nhiều chục năm qua. Khi thì đâm chìm, khi cướp hết các ngư cự, hải sản đánh bắt được, ngư dân thì bị đánh đập. Hà Nội nhiều khi cũng phản đối nhưng không hề có tác dụng.

“Video clip một tàu Hải cảnh Trung Quốc thuộc lớp 056 dùng vòi rồng xua đuổi tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.” Lời chú thích trên clip vừa kể viết. Theo nguồn tin trên, có hơn 65.000 lượt người xem cái video clip tàu Hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng tấn công tàu cá Việt Nam từ mấy ngày nay.

Lớp tàu 056 vốn là lớp hộ tống hạm Trung Quốc đóng, trọng tải từ 1.300 tấn đến 1.500 tấn. Khoảng 20 chiếc được đóng cho lực lượng Hải cảnh không được trang bị võ khí như chiến hạm, dùng cho nhu cầu tuần tra bán quân sự, theo một bản tin của Hoàn Cầu Thời Báo trước đây. Nếu là chiến hạm chúng còn có các ống phóng ngư lôi, hỏa tiễn chống hạm, hỏa tiễn phòng không, đại bác.

Trung Quốc ngày càng đóng nhiều tàu lớn và trang bị rất tối tân cho tham vọng bá chủ thế giới, khoảng 70 tàu lớp 056 chỉ được sử dụng tuần tra các vùng biển cận duyên và dùng làm tàu Hải cảnh. Số lượng những tàu này cũng đã áp đảo so với tàu cảnh sát biển của Việt Nam và các nước khác ở khu vực.

Nguồn tin trên nói rằng lớp tàu 056 có khả năng chống chịu rất tốt các vụ va chạm trên biển, vốn có thể xảy ra khi đối phó với các vụ tranh chấp chủ quyền hay xua đuổi nên chúng được ưu tiên sử dụng, nhất là khi đối phó với các tàu dân sự như tàu đánh cá vỏ gỗ nhỏ bé của Việt Nam.

Nguồn tin trên dựa trên thông tin từ truyền thông Trung Quốc nói rằng tuy không có hỏa tiễn và thủy lôi, các tàu Hải cảnh từ lớp 056 vẫn có đại bác 76mm và pháo 30 ly bắn nhanh.

Cho tới nay, các lãnh tụ Hà Nội và Bắc Kinh mỗi khi gặp nhau đều hô hò quản lý các bất đồng, không để xảy ra xung đột võ trang. Trong khi Hà Nội vẫn tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh vẫn bám chặt lấy cái tuyên bố chủ quyền 9 đoạn nối lại chiếm hơn 80% đến 90% Biển Đông. Nhiều khu vực lấn sâu vào các vùng biển đặc quyền nước khác.

Bởi vậy, các ngư dân Việt Nam bị tàu Hải cảnh Trung Quốc tấn công không có gì thay đổi dù Hà Nội có phản đối Bác Kinh hay không.

Theo Hiệp hội Nghề Cá đảo Lý Sơn, kể từ cuộc kình chống giữa lực lượng hai bên ở khu vực phía nam quần đảo Hoàng Sa năm 2014 đến nay, ít nhất đã có 98 tàu đánh cá của Việt Nam, phần lớn thuộc đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, đã bị phía Trung Quốc đánh chìm hay làm hư hại.

Tin tức thời gian qua cho thấy, các đảo tại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cướp của Việt Nam năm 1974 sau trận hải chiến với VNCH, đã được cơi nới và xây dựng các căn cứ quân sự quy mô tối tân, riêng đảo Phú Lâm còn có cả phi đạo cho các loại phi cơ quân sự Trung Quốc sử dụng.

Theo Hiệp hội Nghề Cá huyện đảo Lý Sơn, tàu Hải cảnh Trung Quốc khi gặp tàu cá Việt Nam thường bắn cho rớt lá cờ trên nóc buồng lái. Thấy vậy, các tàu đánh cá này vội vàng bỏ chạy vì không biết những gì khác sẽ xảy ra sau đó.

Nguồn: Người Việt

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.