Lãnh đạo NATO công du Hàn Quốc và Nhật Bản

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) bắt tay với Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin, Seoul, Hàn Quốc, ngày 29/01/2023. Ảnh: Reuters - POOL
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg đã đến Seoul vào hôm nay, 29/01/2023, chặng đầu tiên trong chuyến công du cũng sẽ đưa ông đến Tokyo. Chuyến đi nhằm củng cố mối quan hệ của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương với hai đồng minh châu Á của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản, trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine, và sự cạnh tranh gia tăng với Trung Quốc.

Theo chương trình, tại Seoul, Tổng thư ký Stoltenberg có những cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Park Jin, Bộ trưởng Quốc Phòng Lee Jong-Sup cùng nhiều quan chức cấp cao khác, đồng thời có cuộc hội kiến với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Sau Seoul, tổng thư ký NATO sẽ đến Tokyo vào ngày mai, thứ Hai 30/1. Ông Stoltenberg có kế hoạch gặp Thủ tướng (Nhật) Fumio Kishida.

Trả lời hãng tin Hàn Quốc Yonhap vào hôm nay, ông Stoltenberg khẳng định rằng việc tăng cường quan hệ đối tác giữa Hàn Quốc và NATO cần phải được thúc đẩy vì “các vấn đề an ninh ngày càng gắn kết với nhau nhiều hơn.” Theo tổng thư ký NATO: “Những gì xảy ra ở châu Á, ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đều quan trọng đối với châu Âu và NATO, và ngược lại.”

Đối với ông Stoltenberg, dù ưu tiên chính của NATO vẫn là châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng mọi thành viên NATO đều bị tác động từ các khu vực khác trên thế giới, vì vậy NATO “cần phải giải quyết các mối đe dọa và thách thức toàn cầu, bao gồm cả những thách thức đến từ Trung Quốc, và hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác trong khu vực là một trong những điều tất nhiên.”

Vào năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã trở thành các lãnh đạo châu Á đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO với tư cách quan sát viên. Sau thượng đỉnh, Hàn Quốc đã mở phái bộ ngoại giao đầu tiên của mình bên cạnh NATO, cam kết tăng cường hợp tác về không phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh mạng, chống khủng bố, và nhiều lĩnh vực an ninh khác.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo về việc Hàn Quốc và Nhật Bản tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO, đồng thời đả kích quan hệ đối tác ngày càng mở rộng của liên minh này ở châu Á.

Trọng Nghĩa

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.