17 tháng 2: Nhân dân không bao giờ quên*

Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979 - Nhân dân không bao giờ quên
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 17/2/1979, Trung cộng đã đưa hơn 60 vạn quân, hơn 400 xe tăng và nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh khác, bất ngờ tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Chúng gây nên tội ác tày trời “giết sạch, phá sạch.” Mấy vạn đồng bào và chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược.

Sự thật lịch sử cần phải được nói rõ mới rút ra bài học đúng đắn cho cả hai bên. Nhưng chính quyền Trung Cộng vẫn coi cuộc xâm lược của họ là chính đáng: “Dạy cho Việt Nam bài học”(?) Họ còn lập Bảo tàng ghi nhớ chiến công…

Chính quyền Việt Nam lâu nay lại muốn xoá ký ức về cuộc chiến CHÍNH NGHĨA của Quân, Dân ta chăng?

– Sử sách cho học sinh học chỉ qua loa mập mờ;

– Báo chí đưa tin chiếu lệ, gọi là cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc nhưng không nêu chống quân xâm lược nào(?);

– Phim ảnh, sách báo về cuộc chiến Biên giới này bị che giấu. Hôm qua, Đạo diễn Trần Văn Thuỷ – nổi tiếng với các phim “Những người dân quê tôi”, “Hà Nội trong mắt ai”, “Chuyện Tử tế”, “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai”… gọi điện cho tôi, nói về phim “Phản Bội”. Ông nói, bộ phim ấy, ông cùng anh em làm phim đã lăn lộn ở chiến trường mấy tỉnh biên giới phía Bắc, ghi lại những hình ảnh không bao giờ có thể quên. Phim đã được nhiều giải thưởng, nhưng rồi mất tăm. Bây giờ ông muốn tìm lại cũng không có cách nào tìm được!

– Bảo tàng cũng không có dấu vết về cuộc chiến. Cách đây dăm năm, tôi thăm Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh rất hiện đại, đặt tại Hồng Gai, thấy các hình ảnh tố cáo tội ác quân xâm lược Pháp, Nhật, Mỹ rất đầy đủ và những cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta. Tôi hỏi, tại sao Quảng Ninh bị quân Trung Cộng xâm lược tháng 2/1979 gây bao tội ác và quân dân ta đã anh dũng đánh đuổi bọn chúng, báo chí ngày đó từng nêu nhiều gương anh dũng chiến đấu… sao Bảo tàng trống không? Mấy cô thuyết minh nói, trên chỉ đạo thế nào, chúng cháu làm vậy. Tôi bảo, các cô chuyển lời góp ý của tôi lên cấp trên: Không được quên lịch sử như vậy… Hai năm sau ra Hồng Gai, tôi lại vào Bảo tàng, vẫn không một dấu vết nào nói đến cuộc chiến bảo vệ Biên giới năm 1979 và những năm sau đó! Các cô thuyết minh giải thích, vì có khách du lịch Trung quốc thăm Bảo tàng (!). Tôi bảo, thế khách Pháp, Nhật, Mỹ thăm Bảo tàng thì sao?

– Ngăn cản người dân tập trung tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến 17/2/1979. Chuyện này xảy ra ở Hà Nội, TP.HCM từ trước tới nay dưới nhiều hình thức ấu trĩ, tức cười…

Có giáo sư lịch sử nói, phải ngồi với bạn để trao đổi xem mình nên nói cuộc chiến này thế nào, tránh nhạy cảm (!)…

Tóm lại, chính quyền, giới sử học nhà nước không dám nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật lịch sử về cuộc chiến Chính nghĩa chống quân xâm lược Trung Cộng năm 1979 và sau nhiều năm nữa, cũng như việc hoạch định Biên giới phía Bắc. Che giấu sự thật lịch sử thì không bao giờ có bài học lịch sử đúng đắn; càng che giấu sự thật thì Nhân dân lại càng tò mò và quyết tâm làm sáng tỏ sự thật. Như vậy gây ra sự phân tâm giữa Nhà nước và Nhân dân trong nhìn nhận, đánh giá sự kiện lịch sử.

Tôi biết có nhiều cựu chiến binh, văn nghệ sĩ vẫn nung nấu viết về sự thật lịch sử cuộc chiến này. Nhà văn Phạm Viết Đào có thể là một ví dụ tiêu biểu. Do quá say sưa viết về đề tài “nhạy cảm”, blogger Phạm Viết Đào đã bị bắt hôm 13-6-2013 vì tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” và bị kết án 14 tháng tù!

Ra tù, ông càng dấn thân quyết tâm tìm kiếm tài liệu làm rõ sự thật của cuộc chiến tranh tàn khốc nhưng đã bị che giấu.

Vào cuối tháng 11/2022, tôi ra Hà Nội, may mắn được nhà văn Phạm Viết Đào ôm 5 tập sách: tập 1-2-3-4-5 bìa và tên như nhau: “VỊ XUYÊN VÀ THẾ SỰ VIỆT – TRUNG” đến tặng, mỗi tập đều trên 600 trang, khổ 16×22.

Bộ sách 5 tập "Vị Xuyên và Thế sự Việt Trung" của nhà văn Phạm Viết Đào. Ảnh: FB Mạc Van Trang
Bộ sách 5 tập “Vị Xuyên và Thế sự Việt Trung” của nhà văn Phạm Viết Đào. Ảnh: FB Mạc Van Trang

 

Đây là bộ sách nghiên cứu, sưu tập hết sức công phu, hơn 3.000 trang về chủ đề như tên sách đã nêu. Sức làm việc của nhà văn thật phi thường!

Tôi ôm bộ sách mà rưng rưng, thốt lên: Thương Bọ quá Bọ Đào ơi!

Vậy đó, Nhân dân sẽ không bao giờ quên lịch sử! Các chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc sẽ được ghi nhớ mãi trong lòng dân tộc.

TS Mạc Văn Trang

Nguồn: FB Mạc Van Trang

* Tựa của tác giả: Nhân dân không bao giờ quên

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”