Cuộc chiến Ukraine – Một năm nhìn lại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vậy là cuộc chiến tại Ukraine đã tròn một năm. Một năm khốc liệt với bao tang thương và đổ vỡ cho người dân Ukraine. Trong suốt 365 ngày qua, không ngày nào tiếng súng ngừng vang và không ngày nào không có mất mát về nhân mạng. Trước khi hướng về tương lai, chúng ta cùng nhìn lại một vài chi tiết, một vài nhận định trong suốt một năm qua:

1. Trái với sự lạc quan của ông Putin – cho rằng Ukraine sẽ sụp đổ mau chóng – thậm chí là chỉ cần 48 tiếng, xe tăng T-72 của Nga vượt biên giới Belarus (Bạch Nga) sẽ ào ào tiến vào thủ đô Kyiv. Nhưng sự thực lại trái ngược hẳn. Thậm chí nhân dân thế giới đều bàng hoàng và thán phục sự kiên cường của người dân và quân đội Ukraine. Sau một thời gian choáng váng ban đầu, quân đội Ukraine đã đứng vững và từng bước đẩy lùi sự tiến công của Nga đồng thời lấy lại được nhiều phần đất sát biên giới Nga đã bị chiếm đóng trước đó.

Tính cho đến một năm sau, số thiệt hại về nhân mạng của hai phía đều không trung thực. Chuyện này cũng bình thường trong chiến tranh. Phía Ukraine công khai số thiệt mạng là 13.000, phía Nga là 6.000. Nhưng theo các tin tức tình báo thì con số thực vào khoảng 120.000 phía Ukraine và 200.000 phía Nga. Thiệt hại về vật chất thì dĩ nhiên nhiều thành phố Ukraine đã trở thành bình địa.

2. Sự ủng hộ của thế giới nghiêng hẳn về phía Ukraine. Vào ngày 23/2/2023, đánh dấu tròn một năm chiến tranh xảy ra, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Nga rút quân “ngay lập tức” để xây dựng một nền hòa bình “công bằng và lâu dài.” Nghị quyết có tính không ràng buộc này đã thu được 141 phiếu thuận trong số 193 quốc gia thành viên, 7 phiếu chống (Nga, Belarus, Syria, Bắc Triều Tiên, Mali, Nicaragua, Eritrea) và 32 phiếu trắng, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ và… Việt Nam. Sự ủng hộ tương tự vào tháng 10, 2022 khi 143 quốc gia lên án việc Nga sáp nhập một số lãnh thổ Ukraine, 5 nước bỏ phiếu chống.

Và cũng để đánh dấu sự tái khẳng định ủng hộ, ngày 20/1/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bất ngờ đến Kyiv hội đàm với Tổng thống Zelensky. Các nguyên thủ quốc gia Tây Âu đã có những thái độ cứng rắn hơn cả về quân sự (gia tăng viện trợ vũ khí hạng nặng) lẫn ngoại giao (cảnh báo sự tiếp tay của Trung Quốc, điều tra về các đường dây buôn bán với Nga…)

3. Tuy nhiên, về một cái nhìn khác. Sau nhiều biện pháp trừng phạt của Âu châu và Mỹ, hình như nền kinh tế Nga không bị sụp đổ hay ít ra là thiệt hại như nhiều người nghĩ. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), mức tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm 2023 sẽ là 0,3% và năm 2024 sẽ là 3%, nghĩa là còn cao hơn Âu châu và Mỹ. Lý do là vì Nga vẫn còn bán dầu được cho Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Thổ và nhiều nước khác. Đồng Rúp không bị mất giá so với các ngoại tệ mạnh.

Thế thì bước sang năm thứ hai, biến cố này sẽ thay đổi như thế nào?

Trước tiên là nó đã thay đổi rất nhiều về kinh tế toàn cầu. Khắp mọi nơi vật giá leo thang chóng mặt. Và người ta bắt đầu đặt câu hỏi về sức chịu đựng của người dân cả hai phía. Tại Nga, quốc gia gây chiến, các mặt hàng có vẻ như không thiếu thốn và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin, thậm chí nhiều nguyên thủ quốc gia đã cho rằng sự “bình thường” này chỉ là chiếc vỏ bề ngoài. Tại sao lại có sự nghi vấn ngay cả đối với một cơ quan uy tín như IMF?

Có hai lý do: thứ nhất, uy tín không có nghĩa là chính xác 100%, từ đây đến 2024 còn xa, và chỉ một biến cố cũng làm đảo lộn hết mọi dự đoán. Thứ hai, nền kinh tế Nga là một nền kinh tế áp đặt. Chính phủ Nga đã ban hành các biện pháp kinh tế độc đoán: cấm hoặc giới hạn tiền gởi tiết kiệm, cấm đổi đồng Rúp sang USD, bắt buộc các công ty giao dịch bằng USD phải đổi sang tiền Rúp và nâng lãi suất đồng Rúp. Tất cả những biện pháp này được cho là “dành tất cả cho chiến trường.” Nhưng về lâu dài nó sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế của họ.

Căn cứ vào các biện pháp trừng phạt, ta có thể nói rằng phía ủng hộ Ukraine có lối đánh “liên hoàn” và họ điều chỉnh mức trừng phạt tùy theo phản ứng của phía Nga giống như cách con trăn siết con mồi. Các quốc gia ủng hộ Ukraine, có thể họ đánh giá không chính xác sức chịu đựng của nền kinh tế Nga, nhưng họ biết chắc chắn rằng các biện pháp trừng phạt vốn dĩ là một “liều thuốc độc có tác dụng chậm.”

Thay đổi thứ hai liên quan đến quân sự. Nhìn vào tình trạng sau một năm thì các quan sát viên thấy tiềm năng về vũ khí cũng như quân số của Nga (trong đó tính luôn đạo quân đánh thuê Wagner) còn khá đầy đủ.

Gần đây, Bộ Quốc phòng Nga đã ra lệnh tổng động viên 300.000 lính. Và đúng như ông Putin tuyên bố ngày 22/1/2023: “không có nước nào có thể thắng nước Nga.” Nhưng vấn đề là chiến tranh không xảy ra ở Nga mà là ở Ukraine. Mà mang quân sang đánh xứ người điều cần nhất là hậu cần. Một chiếc xe tăng T-72 có bán kính hoạt động là 500 cây số, điều đó có nghĩa là phải có xe tiếp xăng đi cùng, và đây là điều rất nguy hiểm.

Ngày xưa vua quan nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên lần thứ ba sau trận Vân Đồn, khi mà Trần Khánh Dư đánh chìm tàu lương thực quân xâm lăng. Trong Đệ nhị Thế chiến và ngay trên đất Nga, đội quân hùng mạnh của Hitler đã bại trận trong chiến dịch Barbarossa vì “xe tăng Đức chạy nhanh quá, hậu cần theo không kịp.” Ngày hôm nay, sau một năm chiến tranh, Nga chỉ mới vươn tay ra được tới Donbass, là nơi có tuyến đường sắt nối với Nga, nơi dễ dàng cho hậu cần.

Trong những ngày sắp tới, Liên Âu và Mỹ đã cam kết hỗ trợ cho điều mà TT Zelensky cần nhất: vũ khí hạng nặng. Điều này có thể làm thay đổi cục diện cuộc chiến.

Một câu hỏi rất đáng được đặt ra là nếu chiến tranh tiếp tục kéo dài thêm một năm nữa thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đây quả thực là một câu hỏi không có lời giải. Nhưng ở vào giai đoạn này, thì Liên Âu và Mỹ không có đường lui, vì như tổng thống Ukraine và tổng thống Ba Lan đã nói thẳng: “xong Kyiv, sẽ đến Warsaw, và quân đội Nga sẽ không ngừng ở đấy.” Đây là điều mà toàn thể người dân Âu châu không thể chấp nhận.

Người dân Âu châu đã trải qua một mùa đông tương đối ấm áp, và nói một cách khôi hài, họ đã quen chịu đựng 2 năm Covid, thì sức chịu đựng về kinh tế của họ cũng tăng theo cường độ chiến tranh. Tôi tin tưởng họ sẽ đứng sau lưng chính phủ của họ, hỗ trợ cho Ukraine đánh bại sự xâm lăng của Nga và kết liễu giấc mơ hoang tưởng và cuồng đồ của Putin.

Phạm Minh Hoàng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”