Máy chế tạo chíp: Quyết định cấm xuất của Hà Lan, đòn đau với Trung Quốc

Khâu lắp ráp cuối cùng của máy in thạch bản linh kiện bán dẫn TWINSCAN NXE:3400B của công ty Hà Lan ASML, ở Veldhoven, Hà Lan, chụp ngày 04/04/2019. Ảnh: Reuters - Handout, Bart van Overbeeke/ASML
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hà Lan đứng hẳn về phía Hoa Kỳ trong cuộc chiến chíp bán dẫn với Trung Quốc. Ngày 08/03 vừa qua, chính phủ Hà Lan khẳng định sẽ áp đặt kiểm soát đối với việc xuất khẩu máy chế tạo chíp điện tử tiên tiến nhất. Đây là lần đầu tiên La Haye chính thức đưa ra quyết định như vậy, kể từ khi Hoa Kỳ đưa ra chính sách xây dựng liên minh quốc tế ngăn chặn xuất khẩu công nghệ bán dẫn cao cấp sang Trung Quốc. Từ hơn một năm nay, chính quyền Biden đã tìm cách thuyết phục Hà Lan, cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, tham gia mặt trận chíp bán dẫn chống Trung Quốc. Sau nhiều tháng lưỡng lự, cuối tháng 1/2023 vừa qua, chính quyền Hà Lan đã đồng ý về nguyên tắc, nhưng từ đó đến trước thông báo ngày 08/03, La Haye đã tránh đưa ra các bình luận.

Trả lời RFI, bà Mary-Françoise Renard, Viện Nghiên cứu về Kinh tế Trung Quốc (IDREC) nhận định : ‘‘Điều này gây tổn thất cho Trung Quốc bởi năng lực sản xuất chíp bán dẫn của Trung Quốc hiện đang ở mức thấp hơn so với các doanh nghiệp Mỹ, Hà Lan, hay Đài Loan. Như vậy, việc tước đi sản phẩm này khiến Trung Quốc phải mất nhiều thời gian hơn nữa để khắc phục tình trạng tụt hậu hiện nay. Có nghĩa là Trung Quốc phải tự làm ra được các công nghệ mới’’.

Việc siết chặt xuất khẩu máy chế tạo linh kiện bán dẫn cao cấp liên quan trực tiếp đến các linh kiện ”lưỡng dụng”, dân sự – quân sự, có thể được sử dụng để chế tạo các vũ khí hay phương tiện quân sự có độ chính xác cao. Thông báo của Bộ trưởng Ngoại Thương Liesje Schreinemacher gửi đến các nghị sĩ Hà Lan nhấn mạnh: “Căn cứ vào sự phát triển công nghệ và bối cảnh địa chính trị, chính phủ quyết định, vì lý do an ninh quốc gia, cần phải mở rộng quy định hiện hành đối với việc kiểm soát xuất khẩu một số thiết bị chế tạo linh kiện bán dẫn đặc biệt’.”

Cỗ máy ‘‘gây thèm muốn nhất thế giới

Thông báo của Hà Lan không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh là đối tượng chính. Trong lá thư gửi Quốc Hội, bộ trưởng Thương Mại Hà Lan khẳng định rõ việc kiểm soát bao gồm các máy in chíp với tia cực tím (DUV), tức loại máy đặc dụng để chế tạo các chíp bán dẫn nhỏ nhất. Đối tượng bị hạn chế xuất khẩu không ai khác hơn chính là công ty Hà Lan ASML.

ASML là công ty như thế nào? Công ty Hà Lan với khoảng 39.000 nhân viên nằm ở Veldhoven, một khu vực không có gì đặc biệt hấp dẫn tại vùng biên giới Hà Lan – Bỉ, trên thực tế, chính là một doanh nghiệp tầm cỡ toàn cầu. Mỗi chiếc máy chế tạo chíp cao cấp của ASML tuy ‘‘chỉ’’ có giá 160 triệu đô la, nhưng là phần không thể thiếu với thị trường công nghệ thế giới trị giá hàng trăm tỉ đô la. Các công nghệ đỉnh cao của thế giới không thể có được, nếu thiếu mặt hàng chiến lược này.

Việc ASML đứng về phía Hoa Kỳ có nghĩa quyết định trong cuộc chiến bán dẫn Mỹ – Trung. Điều đáng chú ý là ASML nắm đến ‘‘80% thị trường thế giới máy công cụ chế tạo chíp, và 100% máy công cụ tiên tiến nhất’’, theo lãnh đạo ASML. Năm khách hàng chính của ASML là công ty Đài Loan TSMC (chiếm 60% thị trường), tập đoàn Samsung (13%), hai công ty Trung Quốc UMC và Smic (11%) và công ty Mỹ GlobalFoundries (6%).

Theo giáo sư Douglas Fuller, Đại học Copenhagen, một chuyên gia về công nghệ Đông Á, việc mất nguồn công nghệ cao cấp này buộc Trung Quốc phải mất ‘‘ít nhất khoảng 10 năm và rất nhiều tiền để có thể bắt chước được’’. Công nghệ chế tạo máy in thạch bản chíp bán dẫn của ASML hiện được coi là cỗ máy công nghiệp ‘‘bị nhòm ngó nhất thế giới’’ (Le Point). Giữa tháng 2 vừa qua, một trong số 1.500 nhân viên của một chi nhánh Trung Quốc của ASML bị bắt quả tang đánh cắp dữ liệu mật. Đây là điều không gây ngạc nhiên. Tổng giám đốc Peter Wennink cho biết công ty đầu tư khoảng 100 triệu đô la hàng năm cho bảo mật, với sự tham gia của hàng trăm công tác viên.

Tổng giám đốc Peter Wennink tự hào gọi đây là ”cỗ máy phức tạp nhất thế giới“. Đánh cắp bí mật hoàn toàn không dễ. Để làm chủ công nghệ chế tạo máy này, chỉ riêng về phần laser của một chiếc DUV, các gián điệp sẽ phải ”nhận dạng và nắm bắt được cách lắp ráp hoàn hảo 457.329 bộ phận”.

‘‘Chiến tranh Lạnh’’ chất bán dẫn: Châu Âu nhập cuộc

Trên thực tế, không phải đợi đến quyết định ngày 08/03/2023. Ngay từ năm 2019, ASML đã không được phép xuất khẩu máy công cụ in thạch bản tia cực tím cao cấp nhất sang Trung Quốc. Khách hàng chủ yếu của ASML là TSMC Đài Loan, nhà sản xuất linh kiện bán dẫn siêu nhỏ số một thế giới. Cuộc chiến tranh Lạnh về chất bán dẫn với Trung Quốc đã bắt đầu.

ASML không chỉ là át chủ bài của Hà Lan, mà còn là của cả châu Âu trong cuộc chiến công nghệ. Nhiều nước châu Âu cũng có thể áp dụng quy định hạn chế xuất khẩu tương tự như Hà Lan.

Châu Âu đã tăng tốc trong việc đầu tư vào ngành công nghiệp then chốt bán dẫn từ năm ngoái với kế hoạch Chips Act, với khoảng 45 tỉ đô la từ đây đến 2030, để bớt phụ thuộc vào châu Á. Hôm 03/03, tập đoàn Mỹ Apple đầu tư thêm 1 tỉ đô la vào một cơ sở sản xuất chíp tại Munich, Đức, trung tâm công nghệ cao, thường được coi là ”Silicon Design Center” của châu Âu. Apple cũng dự kiến xây dựng thêm ba cơ sở nghiên cứu về phát triển các sản phẩm công nghệ cao tại Đức.

Trọng Thành

Nguồn: RFI

XEM THÊM:

Tử huyệt của Trung Quốc: Công nghệ bán dẫn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.