‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi…’

Chiếc thuyền bị lật trên biển làm cho 14 người Việt (9 nam và 5 nữ) bỏ mạng. Họ vượt biên bằng đường bộ sang Phúc Kiến, rồi từ đó mua ghe đi sang Đài Loan. Nhưng chuyến vượt biển không thành. Ảnh minh họa: FB Tuấn Nguyễn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vậy là 14 người chết trên biển Đài Loan đều là người Việt. Tất cả đều xuất phát từ miền Bắc. Tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo — theo như một người trong cuộc nói thật.

Hơn 45 năm rồi mà người Việt vẫn còn ra đi. Đi nhiều là đằng khác. Trong suốt 25 năm qua, mỗi năm có gần 100.000 người Việt rời quê hương đi định cư ở nước ngoài, chủ yếu là Mỹ. Họ ra đi chủ yếu là vì lý do kinh tế và là ‘air people’ (đi bằng máy bay). Họ may mắn hơn 14 đồng hương bỏ mạng trên biển Đài Loan.

Con số 14 đó thật ra chẳng thấm gì so với con số mấy chục năm trước. Trong thập niên 1970 và 1980 có khoảng 200.000 đến 400.000 (số của Liên Hợp Quốc) người miền Nam chết trên đường vượt biên. Chưa bao giờ trong lịch sử VN có nhiều người bỏ mạng như trong thời gian này. Khác với đồng hương ngày nay ra đi vì miếng ăn, ngày xưa người mình ra đi vì hai chữ ‘tự do.’

Mười bốn đồng hương mình bỏ mạng ở xứ người mà chánh phủ VN không có một lời phát biểu. Báo chí thì chỉ viết mé mé, làm như họ chẳng dính dáng gì với dân tộc mình! Vô cảm là đây.

GS Nguyễn Văn Tuấn

Nguồn: FB Tuấn Nguyễn

XEM THÊM: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/viet-risk-their-lives-at-sea-to-find-ways-to-enter-taiwan-illegally-04202023154551.html

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?