Ý thức… bưng bít thông tin*

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong không khí tưng bừng của dịp nghỉ lễ, con dân sung sướng quá, mang vịt lên núi nướng nhậu, làm cháy cả núi! Lúc tôi tình cờ bắt gặp thì đám cháy đã được khống chế bởi nhân dân anh hùng ào ào túa từ dưới làng lên cứu lửa. Hú vía.

Nhìn cảnh tượng ấy, vừa tức vừa tức cười, nhất là cái hình dung đốt cả ngọn núi để nướng một con vịt! Tôi đưa điện thoại lên, định chụp lại vài kiểu để làm kỷ niệm. Chưa kịp bấm máy thì có tiếng quát ngay bên cạnh:

– Không được quay phim chụp hình!

Tôi mỉm cười thân thiện, vì nghĩ người đàn ông chỉ đang nói đùa.

– Đã bảo không được quay phim chụp hình ở đây.

Bây giờ thì quát lớn, giọng đầy uy mãnh. Tôi hiểu ra là ông ấy nói thật chứ chả đùa cợt gì sất. Nhìn kỹ lại, một người đàn ông ăn mặc bảnh bao, tay chắp sau đít. À, có lẽ là cán bộ, là “lãnh đạo” xã…

– Quy định nào cấm quay phim chụp hình vậy anh?

– Ở đây không được quay!

– Quy định nào! – Tôi đổi giọng. Ông ấy cũng đổi giọng:

– Thôi, đừng quay, phức tạp lắm. Quay làm chi, lửa cũng tắt rồi…

Thực ra tôi cũng không hề có ý đưa cái chuyện đám cháy ấy lên mạng làm gì cả, chỉ là ghi lại một khoảnh khắc, lưu làm kỷ niệm, như bệnh nghề nghiệp vậy thôi.

Nhưng qua chuyện này thì một lần nữa thấy cái ý thức bưng bít thông tin như đã trở thành một phản xạ vô điều kiện của các “cán bộ”. Buồn cười hơn là ở chỗ, đám cháy chẳng phải do họ gây ra, thậm chí họ đã “phản ứng nhanh” và đáng được tuyên dương vì hành động kịp thời, ngăn được một thảm họa ngay trước mắt. Nhưng lạ thay, họ vẫn “sợ trách nhiệm”. Tốt nhất là nên bịt kín!

Tình trạng bưng bít thông tin trong các nhà trường cho đến mọi cơ sở/cơ quan trong xã hội hiện đại này ở ta đã trở thành một thứ “luật mồm” hà khắc mà mọi thành viên đều phải tuân thủ. Sự không minh bạch hay thao túng truyền thông là một trong những lý do quan trọng nhất để những ung nhọt cứ lớn mãi lên mà không được điều trị.

Xã hội cũng giống như một cơ thể, nếu không có hệ miễn dịch tốt thì nó trở thành một con bệnh với vô vàn những chứng nan y ủ kín bên trong. Hệ miễn dịch ấy chính là sự độc lập của lập pháp, hành pháp, tư pháp, và (rất quan trọng) là tự do ngôn luận mà báo chí – truyền thông là một thứ đề kháng hữu hiệu bậc nhất.

Tuy nhiên, ngày nay cái sức đề kháng lành mạnh và tự nhiên ấy gần như đã bị triệt tiêu, thế là bao nhiêu vấn nạn bị sinh ra và không được giải quyết kịp thời, biến xã hội thành một thân thể èo uột mà ở đó chỉ có vi trùng là sinh sôi dữ dội và oanh tạc khắp nơi.

Chừng nào chưa có báo chí tự do (tức của dân) thì việc quản lý xã hội sẽ không bao giờ có thể đạt được kết quả tốt đẹp. 800 tờ báo với mấy vạn phóng viên làm sao mà bằng 100 triệu tai mắt của nhân dân? Thế nhưng, thay vì sử dụng cái lực lượng giám sát hùng mạnh ấy, thì người ta cấm đoán để mong làm trong sạch xã hội!

Mỗi một cơ quan, vì bị bưng bít thông tin như thế, nên gần như biến thành các lãnh địa của các lãnh chúa, mặc sức làm bậy. Đến khi nếu có bị vỡ lỡ thì ôi thôi, mục nát hết cả. Những vụ đi tù tập thể cũng là vì thế; và hậu quả do những sai phạm kéo dài không được ngăn chặn kịp thời ấy để lại thì hầu như không còn cách khắc phục nữa.

Luật pháp được sinh ra là để ngăn chặn vi phạm, giữ gìn trị an, bảo vệ môi trường sống, và kiến tạo một xã hội phát triển bền vững chứ không phải để bắt quan tham! Muốn thế, báo chí phải được trao vào tay người dân để mọi thứ luôn luôn được phơi bày. Vi trùng cũng như quan tham, không thể sinh sôi được dưới ánh mặt trời của sự minh bạch.

Nguồn: FB Thái Hạo

* Tựa do BBT đặt

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…