Máy bay C919 của Trung Quốc cất cánh, nhưng có bay được hay không còn tùy thuộc vào lệnh cấm của Hoa Kỳ

Máy bay C919 sản xuất trong nước của Trung Quốc vừa hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên. Ảnh: Twitter
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: China’s C919 takes off with US sanctions on the horizon,” Scott Foster, Asia Times, 31/5/2023

Lê Vĩnh lược dịch

Máy bay chở khách Comac C919 của Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ Thượng Hải đến Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 5, hoàn tất quy trình phát triển, sản xuất và kiểm định do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn từ năm 2007, hứa hẹn sẽ làm thay đổi bộ mặt ngành hàng không dân dụng toàn cầu.

China Eastern Airlines, hãng hàng không địa phương đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của máy bay này, sau khi nhận chiếc C919 vào tháng 12 năm ngoái. Máy bay C919 chỉ bay những đường bay ngắn hoặc trung bình, và sẽ cạnh tranh với Airbus A320 và Boeing 737 trong thị thường nội địa Trung Quốc cũng như thị trường toàn cầu trong thời gian tới đây.

Đương nhiên, đảng Cộng Sản Trung Quốc và người dân nước này sẽ rất tự hào với sự thành tựu của máy bay C919.
Nhật báo Bắc Kinh do nhà nước Trung Quốc (TQ) điều hành đã hớn hở tuyên bố: “Sau nhiều thế hệ nỗ lực, cuối cùng chúng ta đã phá vỡ thế độc quyền hàng không của Tây Phương và thoát khỏi nỗi nhục phải ngồi may (chai đít) ‘800 triệu chiếc áo sơ mi cho một chiếc Boeing’.”

Tuy vậy, các nhà phê bình đã nhanh chóng lưu ý rằng động cơ, hệ thống điện tử hàng không và các thành phần quan trọng khác của C919 đều được mua từ các nhà cung cấp của Hoa Kỳ và Châu Âu. Tạp chí The Wall Street Journal đã đưa tin rằng, C919 “phải leo lên một con đường dốc mới dẫn đến sự thành công.”

Tuy nhiên, chỉ nội việc lắp ráp được máy bay chở khách hiện đại của công ty Comac đã đánh dấu một thành tựu lớn của Trung Quốc.

Quy trình sản xuất chiếc C919 Mitsubishi Regional Jet của Nhật Bản, cũng bắt đầu vào năm 2007, đã phải chịu nhiều thất bại, phải đổi tên thành Mitsubishi SpaceJet, trước khi việc sản xuất bị hủy bỏ vào tháng Hai năm nay.

Trong các loại máy bay dân dụng Tây Phương tại TQ, thì Airbus hiện chiếm hơn 50% số máy bay thương mại đang hoạt động tại Trung Quốc, và dường như có khả năng duy trì hoặc tăng thị phần với việc thành lập dây chuyền lắp ráp A320 thứ hai tại nhà máy ở Thiên Tân, Trung Quốc.

Thỏa thuận thiết lập nhà máy lắp ráp vừa kể đã được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Trung Quốc vào đầu tháng Tư vừa qua. Giám đốc điều hành Airbus Guillaume Faury là một trong số khoảng 60 giám đốc điều hành doanh nghiệp người Pháp tháp tùng ông Macron.

Sau 2 tai nạn của máy bay Boeing 737 MAX tại Indonesia và Ethiopia vào năm 2019, vì lỗi nhu liệu điều khiển chuyến bay, đến nay loại Boeing này đã tái hoạt động trở lại.

China Southern Airlines được cho là đang lên kế hoạch đặt mua 103 máy bay mới từ Boeing và 111 chiếc Airbus. Trong khi đó, dữ liệu từ Aviation Week cho thấy, các hãng hàng không Trung Quốc và các công ty cho thuê máy bay đã đặt mua đến 697 chiếc C919.

Nếu xu hướng này được duy trì, có vẻ như Comac (công ty lắp ráp máy bay C919) có thể sẽ sớm vượt qua Boeing để trở thành nhà cung cấp máy bay thương mại lớn thứ hai tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào việc liệu công ty Comac có khả năng lắp ráp hàng trăm máy bay kịp thời để đáp ứng tiến độ giao hàng, đồng thời tránh được các vấn đề về phẩm chất (vốn đã gây khó khăn cho Boeing) hay không. Vào tháng 4, Boeing tiết lộ rằng việc giao một số máy bay 737 MAX đã bị trì hoãn do phẩm chất các cơ phận tại nhà thầu phụ Spirit AeroSystems của Mỹ bị kém.

Chính phủ Trung Quốc muốn C919 chiếm 10% thị trường máy bay thương mại nội địa của Trung Quốc vào năm 2025. Trong 5 năm tới, công ty Comac muốn sản xuất 150 máy bay C919 mỗi năm. China Eastern Airlines được cho là sẽ nhận chiếc C919 thứ hai vào tháng 6.

Tuy nhiên, có những lo ngại rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể sẽ ngăn chặn C919 bằng cách áp đặt các hạn chế xuất khẩu mới đối với các nhà cung cấp Hoa Kỳ.

Vào tháng Giêng, 2021, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Bộ Quốc phòng bổ sung công ty Comac vào danh sách các công ty do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát. Kết quả là các khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào Comac đã bị cấm.

Vào tháng 4 năm nay, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio và Rick Scott của Tiểu bang Florida đã gửi một lá thư tới Thứ trưởng Bộ Thương mại phụ trách Công nghiệp và An ninh, ông Alan Estevez, phàn nàn việc bộ này không thêm Comac vào danh sách MEU (Military End User – danh sách cấm mua trang bị, dụng cụ có thể dùng trong quân đội).

Cho đến nay, chưa rõ liệu Bộ Thương mại Hoa Kỳ có đáp ứng lời kêu gọi của Thượng nghị sĩ Rubio và Scott hay không. Nếu không, một số công ty Mỹ có thể bị ảnh hưởng, bao gồm GE, Honeywell, Rockwell Collins và Parker Aerospace.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.