Cuộc nổi loạn của Prigozhin báo hiệu điều gì cho Putin?

Putin (trái) và viên thủ lãnh Wagner Prigozhin. Ảnh: Reuters/ Telegram
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau non 48 tiếng đồng hồ “nổi loạn” vào cuối tuần 24-25 tháng Sáu vừa qua, thủ lãnh của lực lượng đánh thuê Wagner là Yevgeny V. Prigozhin đã chấp nhận đề nghị trung gian hòa giải của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, ra quyết định ngưng cuộc tiến công khi chỉ còn cách Thủ đô Moscow khoảng 200 cây số (124 dặm) và chấp nhận lưu vong tại Belarus.

Cuộc nổi loạn được Prigozhin tuyên bố là cuộc “Tuần hành vì Công lý.” Sau khi tràn vào thành phố Rostov-on-Don và chiếm Bộ tư lệnh phía Nam của quân đội Nga tại đây mà không có bất cứ sự kháng cự nào, hàng ngàn quân Wagner đã tiến về Thủ đô Moscow với chặng đường dài hơn 1000 cây số để gọi là “trừng trị” hai nhân vật đứng đầu bộ máy chiến tranh của Nga là Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov. Prigozhin cho rằng hai tướng lãnh này đang chủ mưu tiêu diệt lực lượng Wagner khi ra quyết định vào ngày 10 tháng Sáu rằng mọi thành viên Wagner phải “đăng ký” nằm dưới sự quản trị của Bộ Quốc phòng Nga kể từ ngày 1 tháng Bảy.

Rạng sáng ngày 26 tháng Sáu, thủ lãnh Prigozhin công bố một đoạn video ngắn trên Telegram như một thông điệp riêng để nhắn gửi cho Putin, nói rằng ông ta không có ý định lật đổ chính phủ Nga. Khoảng 3 tiếng đồng hồ sau, Putin xuất hiện trên truyền hình và tuyên bố rằng “vẫn giữ đúng lời hứa là không truy tố tội phản quốc đối với bất cứ ai đã tham gia cuộc nổi loạn, và kêu gọi các chiến binh có thể lưu vong ở Belarus, hoặc trở về nhà với gia đình, hoặc ghi danh với Bộ Quốc phòng để tiếp tục chiến đấu.”

Sau cuộc nổi loạn chắc chắn là lực lượng 25 ngàn quân đánh thuê Wagner dưới sự lãnh đạo của Prigozhin coi như bị xóa sổ; nhưng sự tan rã đột ngột của Wagner và sự nổi loạn của Prigozhin đã cho thấy quyền lực của Putin đang bị đe dọa từ bên trong vòng thân cận của chính mình.

Thứ nhất, Prigozhin xuất thân từ xã hội đen, được Putin sử dụng cho những sứ mạng bí mật trên các chiến trường Syria, Mali, Cộng hòa Trung Phi và Ukraine, kể cả việc tham gia phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2016. Để gấp rút bổ sung sự thiếu hụt quân số sau mấy tháng đầu xâm lược Ukraine, Putin đã cho phép Prigozhin tuyển mộ những tù nhân đang thụ án hình sự tại các nhà tù ở Nga để tham gia vào lực lượng lính đánh thuê Wagner do Prigozhin thành lập từ năm 2014; đã có lúc lực lượng này lên đến 65 ngàn quân, được bố trí tại các chiến trường vùng Donbas ở miền Nam Ukraine.

Khi quân đội Nga tháo chạy một cách nhục nhã tại vùng Kharkiv và Kherson, Prigozhin đã lớn tiếng công kích Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tham mưu trưởng Valery Gerasimov là những tên tham nhũng, bất tài và chết nhát. Sự chỉ trích công khai của Prigozhin đối với hai tướng lãnh cầm đầu quân đội Nga bắt đầu thu hút nhiều người theo dõi – cả trong công chúng và quan trọng hơn là giới quân đội.

Từ đó, Prigozhin và Wagner biến thành một “lực” chính trị và trở thành một mối nguy hiểm cho quân đội Nga, khiến Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu phải đi đến quyết định “giải tán” Wagner bằng cách buộc các nhân sự của Wagner làm đơn gia nhập và nằm dưới sự điều động của quân đội Nga. Đương nhiên, Prigozhin phản đối cực lực và chờ đợi Putin ra tay cứu. Nhưng Putin đã không những đứng về phía Bộ trưởng Shoigu mà còn “ngầm” đồng ý cho quân đội tấn công bằng tên lửa “sát hại” lực lượng Wagner. Thế là Prigozhin đã nổi loạn.

Bề ngoài, Putin kết án Prigozhin là kẻ phản quốc và sẽ bị trừng trị đích đáng, nhưng thay vì tấn công tiêu diệt Prigozhin, Putin đã chọn đàm phán qua trung gian của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Điều này cho thấy là quyền lực của Putin đã suy yếu. Vì thế, cuộc nổi loạn của Prigozhin tuy tạm thời bị dập tắt, nhưng tình trạng bất mãn đang bị đè nén trong hàng ngũ quân đội Nga sẽ có khả năng dẫn đến những cuộc nổi loạn khác trong tương lai.

Thứ hai, việc hàng ngàn quân của Prigozhin tiến chiếm Bộ chỉ huy quân sự phía Nam tại thành phố Rostov-on-Don, và nhất là có thể di chuyển hàng mấy trăm cây số trên trục lộ M4, mà không bị bất cứ một sự cản trở nào cho thấy lực lượng an ninh của Nga thiếu phương tiện để dập tắt một cuộc nổi loạn trong nước, đặc biệt là khi những đội quân tinh nhuệ nhất đang bị cầm chân ở Ukraine.

Sự kiện này nói lên hai điều quan trọng. Một là tình trạng tham nhũng và bất mãn ngấm ngầm trong hàng ngũ quân đội sau 16 tháng chiến đấu vô vọng tại Ukraine đã khiến cho người lính Nga dửng dưng bất động, đứng nhìn một nhóm lính đánh thuê lao về phía Moscow mà không có bất cứ phản ứng gì. Hai là người dân Nga hoàn toàn im lặng. Thay vì chống lại sự chiếm đóng của lực lượng Wagner, người dân trong thành phố Rostov-on-Don lại mang nước, bánh kẹo và nhất là tặng hoa cũng như cổ võ thủ lãnh Prigozhin như một anh hùng.

Sự thờ ơ của dân chúng và sự bị động của hàng ngũ quân đội kể cả những viên chức cao cấp trong Điện Kremlin trong 48 đồng hồ nổi loạn của Prigozhin đã cho thấy là Putin hoàn toàn không chuẩn bị cho tình huống bất ngờ khi có những kẻ thân tín nổi loạn. Chính tình huống này, đã đặt Putin rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, đó là phải tung ra một số biện pháp thanh trừng hàng ngũ quân đội, kể cả những kẻ đã tham gia cuộc nổi loạn, để củng cố quyền lực và biểu hiện sức mạnh. Nhưng làm điều đó vào lúc này, chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho chính Putin vì nó không chỉ làm gián đoạn cuộc chiến xâm lược tại Ukraine, mà còn có nguy cơ tạo ra những rối loạn khác từ những người cho rằng họ có thể là mục tiêu triệt hạ của Putin.

Rõ ràng cuộc nổi loạn của Prigozhin đã cho thấy nước Nga đang bị cai trị như một băng đảng có tổ chức: Khi ông chủ nắm toàn quyền sinh sát, mọi người đều cúi đầu và cam kết trung thành với ông ta. Khi quyền lợi giữa các băng đảng không được giải quyết do sự yếu kém của ông chủ, chúng nổi loạn và truy sát ông chủ. Đối với Putin, cuộc nổi loạn của Wagner là một vết thương tự gây ra, kết quả của cuộc chiến tự sát chống lại Ukraine.

Nếu những thất bại liên tục về mặt quân sự sau 16 tháng tiến hành cuộc chiến xâm lược Ukraine đã phá hủy nhân vật huyền bí Putin với tư cách là một kẻ độc tài không thể chạm tới qua các huyền thoại tại Syria, Crimea, thì nay, cuộc nổi dậy vũ trang của Yevgeny Prigozhin đã làm tiêu tan mọi thần bí chuyên quyền của Putin. Đây là mầm móng khởi đầu của sự tan rã chế độ Putin từ bên trong.

Trung Điền

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.