Ân xá là giải pháp nhân văn hợp lý cho Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải

Các bức thư kêu oan của Nguyễn Văn Chưởng thêu trên áo, trên hình thú. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Ép cung

Ép cung là nguyên nhân lớn dẫn đến án oan. Chừng nào còn có ép cung thì chừng đó án oan còn nhiều. Không phải cơ quan điều tra Việt Nam “phá án rất nhanh, thuộc hàng giỏi nhất thế giới”, như một vị Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp QH đã lầm tưởng (https://vietnamnet.vn/co-quan-dieu-tra-vn-thuoc-dien-gioi-nhat-the-gioi-148252.html), mà ép cung ở Việt Nam mới thuộc nhóm nhiều hàng đầu thế giới. Ép cung thì phá án nhanh. Nhưng kết quả là án oan. Các vụ án oan chấn động Việt Nam (Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Trần Văn Chiến… (https://giaoduc.net.vn/5-vu-an-oan-noi-tieng-lam-chan-dong-viet-nam-post148206.gd) đều là hậu quả của việc ép cung.

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng là một vụ án bị ép cung. Nhiều nhân chứng và bị can trong vụ án Nguyễn Văn Chưởng đều tuyên bố trước toà là bị ép cung. Chẳng hạn như nhân chứng Tuất:

“Nhân chứng Tuất trước toà vẫn trình bày đúng những gì Tuất đã trình bày với các  PV Tiền Phong: Tối 14/7/2007, Chưởng đi cùng một người bạn đến nhà Tuất. Tuất nhớ chính xác ngày tháng, vì hôm đó nhà Tuất thu hoạch dưa hấu, lại trùng vào ngày mùng Một âm lịch.

HĐXX hỏi: “Vì sao tại CQĐT anh đã rút lại lời khai này?”, Tuất đáp: “Do tôi bị đấm, bị còng tay vào ghế, bị giữ suốt cả ngày và dọa bắt, nên tôi sợ” (https://tienphong.vn/ban-an-tu-hinh-va-loi-keu-oan-cua-hai-anh-em-bi-cao-post127312.tpo).

Vụ án Nguyễn Văn Chưởng là vụ án oan. Chính Viện Kiểm sát NDTC cũng khẳng định sự kết án oan đối với Nguyễn Văn Chưởng. Phó viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hải Phong khẳng định quan điểm của lãnh đạo Viện KSND tối cao:

“Qua xem xét hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy chưa đủ căn cứ vững chắc để kết luận Chưởng là người chủ mưu, cầm đầu vụ giết người” (https://tuoitre.vn/vu-tu-tu-nguyen-van-chuong-da-het-duong-khang-nghi-723209.htm).

2. Ân xá

Dưới bàn tay các bạo chúa thì “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Còn dưới các chế độ dân chủ văn minh thì “thà bỏ sót còn hơn giết nhầm”. Tử hình một người chưa chứng minh được có tội là một tội ác.

Hơn 16 năm ngồi tù (bị bắt 1/8/2007) với Nguyễn Văn Chưởng, và gần 16 năm ngồi tù (bị bắt 21/3/2008) với Hồ Duy Hải, khi chưa chứng minh được có tội là oan sai khủng khiếp. Hơn thế nữa Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải còn bị kết án tử hình. Nguyễn Văn Chưởng đang bị đề nghị đưa ra thi hành án. Còn Hồ Duy Hải thì đang chết dần chết mòn trong tù.

Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải bị kết án oan. Trong các nguyên nhân dẫn đến án oan của Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải, không loại trừ có các thế lực quyết buộc tội chết cho Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải. Bởi thế, hai vụ án oan Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải sẽ không thể kết thúc theo trình tự pháp lý thông thường. Cuộc chiến bảo vệ lẽ phải với thế lực quyết buộc tội chết sẽ kéo dài thời gian cầm tù Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải. Giải pháp nhân văn, hợp tình, hợp lý, hợp pháp cho hai vụ án Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải là ân xá.

Nhân dịp Quốc khánh mồng 2 tháng 9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nên sử dụng quyền ân xá đối với Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải. Ân xá cho Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải là giải pháp duy nhất đúng để tránh được án oan tử hình và án oan cầm tù 16 năm với những người vô tội.

Không phải vì ghi danh lịch sử. Mà vì công lý và nhân văn, vì thực thi quyền hạn của nhân dân giao cho. Lệnh ân xá là của nhân dân trao quyền cho Chủ tịch nước. Lịch sử các vụ án chế độ CHXHCN Việt Nam sẽ ghi nhận ‘công’, ‘trí’, và ‘nhân’ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, vì đã thực thi một lệnh ân xá nhân văn, hợp lý, hợp tình cho Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải.

3. Đề xuất

Án oan ở Việt Nam mỗi ngày một nhiều. Làm thế nào để giảm bớt án oan? Thực thi các biện pháp sau đây có thể giúp cho án oan ở nước ta thuyên giảm.

– Phải gấp rút đưa ra các biện pháp hữu hiệu để chấm dứt ép cung.  Ép cung là tai hoạ. Án oan ở Việt Nam nhiều là bởi ép cung. Chưa chấm dứt ép cung dưới mọi hình thức thì sẽ còn hàng ngàn án oan động trời nữa.

– Khi tất cả – cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án nhất trí tuyệt đối về buộc tội, mà vẫn còn đầy án oan. Huống chi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao không đồng tình, mà Toà vẫn kết tội tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng. Đó có nghĩa là các thẩm phán coi nhẹ số mệnh con người. Các thẩm phán sẽ phản ứng thế nào khi Nguyễn Văn Chưởng là con, là em của họ? Chắc chắn họ sẽ có các kết luận khác. Bởi vậy, với các án liên quan đến tử hình, còn có khác biệt quan điểm của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, và toà án, thì dứt khoát chưa kết tội tử hình. Thà bỏ sót còn hơn giết nhầm.

– Sớm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xét xử để giảm bớt sai lầm, tránh được tác động có chủ ý của các nhân tố ngoại lên quá trình xét xử, rút ngắn thời gian xử án, và giảm bớt số lượng các vụ án tồn đọng.

Đọc các bức thư kêu oan của Nguyễn Văn Chưởng thêu trên áo, trên  hình thú, mà thấm đẫm nước mắt. Không cần xem chi tiết vụ án thì cũng kết luận ngay được đó là án oan. Chỉ có oan ức ngút trời mới khiến con người có được nghị lực và mưu trí gửi lại trăn trối để cứu vớt cuộc sống.

Sai lầm là thuộc tính không tránh khỏi của con người do tạo hoá cấy vào. Khát khao sống cũng là thuộc tính không tránh khỏi của con người do tạo hoá cấy vào để con người bảo tồn sự sống. Cùng hoà vào dòng chảy nhân văn và tiến bộ của nhân loại, Việt Nam cần tiến đến xoá bỏ án tử hình.

Một ngày tù ngàn thu ở ngoài. 16 năm trong tù, nếu có tội, cũng đã đủ để trả giá, huống chi là oan. Nếu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tự mình biết được hành trình bố mẹ  Nguyễn Văn Chưởng và mẹ  Hồ Duy Hải đi kêu oan cho con như thế nào, thì không thể không nhìn thấy sự thật vụ án. Những bà mẹ Việt Nam, khi cần, nuốt nước mắt vào trong mà dâng hiến con mình cho đất nước, nhưng khi con bị oan, thì sẵn sàng đổi mạng cứu con. Án tử hình oan, không chỉ oan hồn người bị tử hình vật vờ lang thang kêu oan, mà người mẹ của tử tù oan, khi chết cũng không thể nhắm mắt.

Quốc khánh mồng 2 tháng 9 sắp đến. Món quà quý giá cho công lý và nhân dân chính là lệnh ân xá cho Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải. Nhân dân cả nước sẽ đón tin ân xá Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải vui mừng hơn bất cứ bài diễn văn hoa mỹ nào.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.