Lá thư chung của các tổ chức NGO gửi tổng thống Hoa Kỳ trước chuyến thăm Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lá thư chung của các tổ chức NGO gửi tổng thống Hoa Kỳ trước chuyến thăm Việt Nam

Ông Joseph R. Biden, Jr.
Tổng Thống Hoa Kỳ

Về việc: Một đối tác chiến lược của Mỹ phải thúc đẩy và tôn trọng nhân quyền

Kính thưa Tổng thống Biden,

Nhân dịp ông sẽ đến thăm Việt Nam vào ngày 10 tháng 9 để tăng cường mối quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, chúng tôi, những tổ chức ký tên dưới đây, viết thư để bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của chúng tôi về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Một quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ góp phần bảo vệ Việt Nam. Tuy nhiên, để mối quan hệ hợp tác này mang lại lợi ích lâu dài cho nhân dân hai nước, thì hai quốc gia cần phải chia sẻ một số giá trị chung tối thiểu. Chẳng hạn như sự tôn trọng tuyệt đối đối với dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã công khai coi thường hai giá trị này trong nhiều thập niên qua.

Trong nhiều năm, Việt Nam đã lợi dụng các điều luật để bỏ tù những người bất đồng chính kiến và hạn chế đáng kể quyền tự do báo chí, cũng như quyền tự do ngôn luận và quyền thông tin. Điều 117 (tuyên truyền chống nhà nước) và điều 331 (lạm dụng các quyền tự do dân chủ) của Bộ luật Hình sự Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi để bắt giữ bất cứ ai dám công khai chỉ trích các hành động chính trị của chế độ.

Trong hai năm qua, ngay cả những người không chỉ trích chính phủ cũng đã trở thành nạn nhân của sự đàn áp khi bị kết án một cách oan sai tội trốn thuế. Các nhà hoạt động xã hội dân sự được nhiều người biết đến như Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Hoàng Thị Minh Hồng, là những người hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đã trở thành nạn nhân của sự đàn áp do hoạt động của họ bị cho là bất lợi cho lợi ích của các lãnh đạo.

Quyền bào chữa cũng bị vi phạm trong quá trình tạm giam và xét xử, đến mức ba luật sư nhân quyền nổi tiếng đã buộc phải chấp nhận sống lưu vong ở Hoa Kỳ trong năm nay (Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng và Đào Kim Lân) vì bị điều tra và bị truy tố. Đây là một sự trả thù cho công việc bảo vệ pháp lý của họ ở quê nhà. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, một tòa án đã kết án Đinh Thị Thu Thủy bảy năm tù chỉ vì blogger này đã tố cáo ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Việt Nam.

Các điều kiện giam giữ rất tồi tệ đã khiến một số tù nhân lương tâm chết trong tù (Đỗ Công Đương, Phan Văn Thu, Đoàn Đình Nam) hay bị đưa vào bệnh viện tâm thần (Lê Anh Hùng, Trịnh Bá Phương).

Về quyền tự do ngôn luận và quyền thông tin trên mạng, chính quyền Việt Nam tiếp tục bổ sung thêm nhiều công cụ vào kho vũ khí pháp lý mang tính đàn áp của mình. Luật an ninh mạng năm 2019 đã cung cấp cho bộ công an quyền hạn rộng lớn để kiểm duyệt thông tin trực tuyến. Nghị định 53 và 70 yêu cầu các công ty internet phải xóa nội dung bị coi là bất hợp pháp theo luật an ninh mạng. Ngoài khuôn khổ pháp lý, chính quyền Việt Nam còn sử dụng đội quân mạng Lực lượng 47 và hàng chục ngàn trolls để theo dõi, bôi nhọ và quấy rối những người chỉ trích chính phủ.

Mặc dù quyền tự do báo chí được quy định trong Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam, nhưng chế độ đã tăng cường đàn áp các nhà báo và những người bảo vệ tự do báo chí trong những năm gần đây. Các bản án tù khắc nghiệt đã được tuyên một cách có hệ thống đối với các nhà báo độc lập như Phạm Đoan Trang, bị kết án 9 năm tù vào năm 2021 vì tội “tuyên truyền chống nhà nước,” và các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN). Kết quả là Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ ba trên thế giới về số lượng các nhà báo và người bảo vệ tự do báo chí bị giam giữ, với ít nhất 41 người bị giam giữ. Quốc gia này đứng thứ 178 trên 180 trong Chỉ số Tự do Báo chí của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) năm 2023, vị trí thấp nhất kể từ khi chỉ số này được công bố vào năm 2002.

Chính quyền Việt Nam không chỉ thực hiện các hành vi đàn áp ở Việt Nam và trên internet; bây giờ họ còn tiến hành đàn áp xuyên quốc gia. Tháng Tư năm ngoái, Đường Văn Thái, một nhà báo chống tham nhũng, một người bất đồng chính kiến đang tị nạn ở Thái Lan, đã bị bắt cóc và đưa về Việt Nam để chờ xét xử. Đây là vụ bắt cóc người đối lập thứ ba ngoài lãnh thổ Việt Nam. Gần đây hơn, công an Việt Nam đã phát lệnh bắt giữ Lê Văn Sơn, một nhà hoạt động hiện đang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ.

Bỏ tù hàng chục tù nhân lương tâm, sau đó từ từ thả và trục xuất họ khỏi Việt Nam trước áp lực quốc tế không thể là hành vi của một đối tác chiến lược của Hoa Kỳ.

Trong chuyến thăm Việt Nam, chúng tôi kiến nghị ông hãy:

1. Áp lực các nhà lãnh đạo Việt Nam chấm dứt hành vi đàn áp chính trị đối với tất cả những cá nhân chỉ vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận; sửa đổi các điều luật mang tính chất đàn áp, bao gồm, nhưng không giới hạn, các điều 117 và 331 của Bộ luật Hình sự và Luật An ninh mạng; chấm dứt hành vi đàn áp xuyên quốc gia và trả tự do cho tất cả tù nhân của lương tâm.

2. Gây áp lực buộc chế độ Việt Nam bắt đầu tôn trọng quyền tự do báo chí và quyền thông tin, được bảo đảm bởi Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà Việt Nam đã phê chuẩn và Hiến pháp Việt Nam. Kêu gọi chế độ trả tự do cho tất cả 41 nhà báo bị giam giữ chỉ vì họ làm công việc đưa tin và ngừng bắt cóc, bắt giữ, ngược đãi, lục soát và quấy rối các nhà báo và những người bảo vệ tự do báo chí.

3. Giải quyết các vụ điều tra tùy tiện các nhà hoạt động, những người bảo vệ nhân quyền và các nhà báo, bao gồm: Phạm Đoan Trang, Lê Đình Lượng, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Trung Tôn, Trương Văn Dũng, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Năng Tĩnh, Trần Huỳnh Duy Thức.

4. Gặp gỡ gia đình các tù nhân chính trị này để nghe những lời trần tình của họ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Trân trọng,

ACAT France (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ACAT Belgium (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ACAT Germany (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ACAT Spain-Catalonia (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ACAT USA (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ARTICLE 19
Brotherhood For Democracy
COSUNAM – Swiss Vietnam Committee
Destination Justice
Reporters Without Borders (RSF)
Transitional Justice Working Group (TJWG)
Viet Tan
Mr. Jean-Daniel Vigny, member of the International Board of FIACAT
Ms. Claire Doran, member of the International Board of FIACAT

Bản Anh ngữ:

September 5, 2023

Hon. Joseph R. Biden, Jr.
President of the United States
1600 Pennsylvania Avenue, NW
Washington, DC 20500

Re: A strategic partner of the US must praise and respect human rights

Dear President Biden,

As you will be visiting Vietnam on September 10th to strengthen the strategic ties between the United States and Vietnam, we, the undersigned organizations, write to express our extreme concern about the human rights situation in Vietnam.

A strategic partnership between the two countries will contribute to protecting Vietnam. However, for this partnership to be beneficial in the long term for both peoples, it is essential that the two countries share a minimum of common values. Such as the absolute respect for democracy and human rights. Yet, the Socialist Republic of Vietnam has openly disregarded these two values for decades.

For many years, Vietnam has used laws to imprison political opposition and to significantly restrict press freedom, as well as freedom of expression and right to information. Articles 117 (propaganda against the state) and 331 (abuse of democratic freedoms) of Vietnam’s Penal Code are extensively employed to arrest anyone who dares to openly criticize the political actions of the regime.

In the last two years, even those who do not criticize the government have fallen victim to repression under false pretexts like tax evasion. Civil society figures such as Dang Dinh Bach, Mai Phan Loi, and Hoang Thi Minh Hong, who work in the field of protection of the environment, have been targeted due to their actions being perceived as inconvenient for the interests of the leaders.

Defense rights are also violated during pre-trial detention and trials, to such an extent that three famous human rights lawyers preferred to go into exile in the United States this year (Dang Dinh Manh, Nguyen Van Mieng and Dao Kim Lan) over being investigated and prosecuted as a retaliation for their legal defense work in their home country. A court has sentenced Dinh Thi Thu Thuy to seven years on 20 January 2021. The blogger had denounced the growing influence of China in Vietnam.

Detention conditions are also very bad with the death of certain prisoners of conscience in prison (Do Cong Duong, Phan Van Thu, Doan Dinh Nam) or internment in psychiatric hospitals (Le Anh Hung, Trinh Ba Phuong).

Regarding online freedom of expression and right to information, Vietnamese authorities continue to add more tools to their repressive legal arsenal. The 2019 cybersecurity law already provided significant powers to censor online information. Decrees 53 and 70 require internet companies to remove content deemed illegal under the cybersecurity law. In addition to the legal framework, Vietnamese authorities employ a cyber army, Force 47, and tens of thousands of trolls to spy on, denigrate, and harass those who criticize the government.

Although freedom of the press is enshrined in Article 25 of Vietnam’s constitution, the regime has stepped up its crackdown on journalists and press freedom defenders in recent yearsm. Harsh prison sentences have systematically been pronounced against independent journalists such as Pham Doan Trang, sentenced to nine years in 2021 for “anti-state propaganda”, and the members of the Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN). As a result, Vietnam is currently the world’s third largest captor of journalists and press freedom defenders, with at least 41 detained. The country ranks 178th out of 180 in the 2023 Reporters Without Borders (RSF) Press Freedom Index, its lowest position since the release of this index in 2002.

Repression within Vietnam and on the internet is no longer enough for the Vietnamese authorities; they are now conducting transnational repressions. Last April, Duong Van Thai, a Vietnamese dissident anti-corruption journalist who had taken refuge in Thailand, was abducted and taken to Vietnam where he awaits trial. This is the third case of kidnapping opponents outside Vietnamese territory. More recently, the Vietnamese police issued an arrest warrant for Le Van Son, an activist currently seeking political refuge in the United States.

Imprisoning dozens of prisoners of conscience, then releasing them slowly and expelling them from Vietnam due to international pressure cannot be the behavior of a strategic partner of the United States.

During your visit to Vietnam, we urge you to:

1. Pressure Vietnamese leaders to cease political persecutions against all individuals who have simply exercised their freedom of expression, revise repressive laws, including but not limited to articles 117 and 331 of the Penal Code and the Cybersecurity Law, end transnational repressions, and release all prisoners of conscience.

2. Pressure the Vietnamese regime to start respecting press freedom and the right to information, as guaranteed by Article 19 of the Universal Declaration of Human Rights, which Vietnam has ratified, and of the Vietnamese Constitution. Urge the regime to release all 41 journalists detained in connection with their reporting and stop abducting, arresting, detaining, mistreating, searching, and harassing journalists and press freedom defenders.

3. Address the cases of arbitrary investigations into activists, human rights defenders and journalists including: Pham Doan Trang, Le Dinh Luong, Nguyen Lan Thang, Pham Chi Dung, Nguyen Tuong Thuy, Nguyen Trung Ton, Truong Van Dung, Can Thi Theu, Trinh Ba Phuong, Trinh Ba Tu, Nguyen Nang Tinh, Tran Huynh Duy Thuc.

4. Meet with the families of these political prisoners to hear their testimonies about the human rights situation in Vietnam.

Yours sincerely,

ACAT France (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ACAT Belgium (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ACAT Germany (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ACAT Spain-Catalonia (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ACAT USA (Action by Christians for the Abolition of Torture)
ARTICLE 19
Brotherhood For Democracy
COSUNAM – Swiss Vietnam Committee
Destination Justice
Reporters Without Borders (RSF)
Transitional Justice Working Group (TJWG)
Viet Tan
Mr. Jean-Daniel Vigny, member of the International Board of FIACAT
Ms. Claire Doran, member of the International Board of FIACAT

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.